【toi nay co da bong ko】Hạt gạo vướng nút thắt Nghị định 109/2010

 人参与 | 时间:2025-01-13 03:34:03

hat gao vuong nut that nghi dinh 1092010

Gạo xuất khẩu tại một doanh nghiệp.

Cỏ May tham gia lĩnh vực chế biến và kinh doanh gạo từ năm 1986,ạtgạovướngnútthắtNghịđịtoi nay co da bong ko đã đạt được nhiều giải thưởng trong nước. Hiện tại, nhà máy chế biến gạo có công suất 80.000 tấn/năm.

Năm 2014, Cỏ May tìm cơ hội xuất khẩu gạo sang thị trường Singapore với mong muốn nâng cao giá trị hạt gạo và xây dựng thương hiệu gạo của mình. Việc thuyết phục các nhà nhập khẩu gạo khó tính của Singapore chưa bao giờ là điều dễ dàng nhưng với giống gạo ngon và mức giá cạnh tranh, công ty đã vượt qua được những khó khăn ban đầu. Đến khâu chốt hợp đồng, Cỏ May cho biết họ sẽ ủy thác một đơn vị khác xuất khẩu.

Đối tác Singapore từ chối vì nghĩ rằng Cỏ May chỉ là một anh cò không đáng tin cậy, trong khi họ muốn mua tận gốc. Mọi công sức xem như đổ sông đổ biển và không có bất cứ hợp đồng nào được ký kết.

Lý do rất đơn giản. Cỏ May dù có nhà máy nhưng không thể được cấp phép xuất khẩu gạo do không đáp ứng được quy định của Nghị định 109/2010, theo đó, doanh nghiệp phải có ít nhất 01 (một) kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 (năm ngàn) tấn thóc, phù hợp quy chuẩn chung do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành; có ít nhất 01 (một) cơ sở xay, xát thóc, gạo với công suất tối thiểu 10 tấn thóc/giờ.

Do không được cấp giấy phép xuất khẩu gạo dù hạt gạo do chính nhà máy mình chế biến và đóng gói, Cỏ May phải ủy thác xuất khẩu qua một doanh nghiệp khác. Nhưng đây lại là vấn đề mấu chốt trong câu chuyện ký hợp đồng bất thành của Cỏ May với đối tác Singapore, vì nó tác động đến niềm tin. Phía đối tác Singapore chắc cũng không có nhiều thời gian để nghe giải thích hoặc tìm hiểu, vì ngoài Cỏ May, họ có thể tìm được rất nhiều đối tác khác từ Thái Lan, Ấn Độ, Campuchia... đang mong muốn hợp tác với họ.

Để giải bài toán này, doanh nghiệp bắt buộc phải đi đường vòng. Cỏ May đã lập một công ty lấy tên Cỏ May Singapore tại đảo quốc sư tử để nhập gạo của chính mình từ quê nhà qua một đối tác được ủy thác xuất khẩu.

Chia sẻ với TBKTSG, ông Phạm Hải Bằng, Giám đốc Cỏ May Singapore, cho biết đây là bước đi tốn nhiều thời gian và chi phí. “Chúng tôi vừa tốn thời gian soạn thảo hợp đồng ký kết với đối tác xuất khẩu gạo, vừa tốn chi phí thêm 2 đô la Sing cho mỗi tấn gạo xuất đi, chưa kể vô số các chi phí hành chính khác và chi phí vận hành của Công ty Cỏ May bên Singapore”, ông nói.

Vào đầu tháng 3 năm nay, với 150 tấn gạo được xuất sang Singapore, giá bán lẻ là 2,5 đô la Sing (khoảng 40.000 đồng)/ki lô gam, Cỏ May chính thức bắt đầu chinh phục thị trường Singapore. Dĩ nhiên, Công ty Cỏ May Singapore sẽ phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp 17% cho chính phủ nước sở tại. Việt Nam sẽ chẳng thu được đồng thuế nào nếu như Cỏ May tại Việt Nam bán huề vốn khi xuất khẩu.

Trong trường hợp Cỏ May mở rộng thêm một thị trường mới, họ hoặc phải lập một công ty chi nhánh tại nước sở tại tương tự như ở Singapore; hoặc xuất khẩu gián tiếp qua Cỏ May Singapore; hoặc nếu may mắn được đối tác chấp nhận xuất khẩu qua con đường ủy thác, họ sẽ phải đối mặt với nguy cơ lộ thông tin khách hàng và mất mối kinh doanh. Đằng nào cũng là những con đường vòng, doanh nghiệp thì gặp nhiều khó khăn mà Nhà nước thì rất có thể chẳng thu được đồng thuế nào.

Cỏ May hẳn không phải là doanh nghiệp nhỏ đầu tiên vướng Nghị định 109/2010. Trước đó, vào năm 2014, Công ty cổ phần Thương mại và Sản xuất Viễn Phú ở Cà Mau với thương hiệu gạo hữu cơ Hoa Sữa cũng từng đối mặt với nguy cơ phải đền hợp đồng khi không xin được giấy phép xuất khẩu gạo do sản xuất quy mô nhỏ, không đáp ứng các điều kiện nghị định đưa ra. Rất may sau đó, vì nhiều lý do, công ty được cấp cơ chế đặc thù để xuất khẩu. Tuy vậy, theo Giám đốc Võ Minh Khải, đây là loại giấy phép phải xin gia hạn hàng năm và mỗi lần như thế phải tốn rất nhiều thời gian, công sức. “Ngay như năm nay, hồ sơ xin cấp phép của chúng tôi vẫn bị ngâm hơn 30 ngày mà chưa được giải quyết”, ông Khải nói.

Qua câu chuyện của Cỏ May và cơ chế đặc thù cấp cho Viễn Phú, ở một khía cạnh nào đó, rõ ràng, Nghị định 109/2010 đã bộc lộ những bất cập, gây khó cho doanh nghiệp trong quá trình xuất khẩu, xây dựng thương hiệu gạo và gây thất thu thuế cho Nhà nước.

Cần nhìn lại vào thời điểm năm 2010, hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam rất sôi động, nhưng không đồng nghĩa tích cực, khi các doanh nghiệp tranh mua tranh bán, thậm chí bán phá giá với phần lớn là các dòng gạo thuộc phân khúc bình dân. Trong bối cảnh như vậy, Nghị định 109/2010 ra đời để siết điều kiện kinh doanh, loại những doanh nghiệp nhỏ, hạn chế đầu mối xuất khẩu gạo.

Nhưng cũng cần có những đánh giá cụ thể để xác định tính hiệu quả của nghị định này, nhất là bối cảnh hiện nay đã thay đổi, Việt Nam có chủ trương khuyến khích doanh nghiệp xây dựng thương hiệu gạo, trong khi Nghị định 109/2010 đang là rào cản, ngăn các doanh nghiệp nhỏ, năng động tìm thị trường xuất khẩu cho mình.

Hồi đầu tháng 3-2016, cộng đồng mạng hồ hởi với bài viết trên The New York Times, ca ngợi chocolate Marou - sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam, với 100% nguyên liệu Việt Nam và được xuất đi nhiều nước trên thế giới. Sẽ ra sao nếu xuất khẩu chocolate cũng phải có điều kiện như xuất khẩu gạo, nơi những doanh nghiệp nhỏ đừng hòng chen chân?

Dĩ nhiên, chocolate khác gạo, so sánh như vậy có vẻ không hợp lý. Nhưng cũng thật vô lý nếu một nghị định đã bộc lộ bất cập lại không được nhìn nhận và điều chỉnh.

顶: 16踩: 69518