Sự phát triển của ngành bán lẻ Việt Nam
Theệpbánlẻvượtkhótỷ số genoao Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, trong những năm qua, tỉ lệ đóng góp của ngành bán lẻ vào GDP ngày càng tăng và chiếm tỉ trọng lớn trong các ngành kinh tế ở Việt Nam: Năm 2005 chiếm 13,32% GDP thì đến năm 2010 đã tăng lên 14,43%.
Số lao động trong ngành bán buôn, bán lẻ nhiều thứ 3, với hơn 5,5 triệu người/ tổng số 49 triệu lao động trong cả nước. Ngành bán lẻ luôn giữ tỉ lệ áp đảo với hơn 79% so với các phân ngành khác như dịch vụ lưu trú, ăn uống (11%), dịch vụ du lịch chiếm gần 10%.
Hiện ngành bán lẻ đang tiếp tục phát triển mạnh tại Việt Nam với gần 680 siêu thị, 8.600 chợ các loại và 120 trung tâm mua sắm, kênh bán lẻ truyền thống chuyển mình, thay đổi về chất dưới áp lực cạnh tranh.
Tuy nhiên, theo bà Đinh Thị Mỹ Loan, Phó Chủ tịch thường trực, Tổng thư kí Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, dự đoán trong năm 2012 tình hình sản xuất, kinh doanh của các DN vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn như: chi phí sản xuất kinh doanh tăng cao, chủ yếu do chi phí nguyên nhiên vật liệu và giá vốn cao là khó khăn lớn nhất của DN.
Bên cạnh đó, các DN khó tiếp cận với nguồn vốn khiến việc đâu tư cho hoạt động kinh doanh, phát triển sản xuất gặp khó khăn. Các DN bán lẻ còn phải chịu sức ép cạnh tranh tăng khi nền kinh tế mở cửa rộng hơn theo các cam kết FTA, đặc biệt với Trung Quốc và các nước ASEAN.
Trong 4 tháng đầu năm 2012, tổng DN giải thể và dừng hoạt động là 17.735 DN, tăng 9,5% so với cùng kì 2011, trong đó, DN hoạt động trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ chiếm tỉ lệ lớn nhất 5.297 DN.
Mặt khác, theo ông Phạm Thành Công, Chuyên viên cao cấp, Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen, hiện nay người tiêu dùng đang cắt giảm chi tiêu ở mức thấp nhất cũng tạo áp lực lên tình hình cạnh tranh của các DN. Đồng thời, giá cả tăng mạnh khiến người mua sắm nâng cao mức tiết kiệm hơn so với năm 2011 như hạn chế mua thực phẩm tươi và tìm tới các sản phẩm chăm sóc cá nhân, chăm sóc nhà cửa với giá ưu đãi.
Các chương trình khuyến mãi cũng thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng hiện nay, trong đó, giảm giá trực tiếp là hình thức khuyến mãi thu hút người mua sắm nhiều nhất, sau đó là hình thức tặng thêm sản phẩm và tặng giải thưởng ngay khi mua…
Giải pháp chung cho cộng đồng DN
Trước tình hình khó khăn thách thức trên, theo các chuyên gia nhiều giải pháp cho ngành bán lẻ Việt Nam đã được đặt ra. Từ phía Chính phủ, gói hỗ trợ chính sách thuế lên tới 29.000 tỉ đồng; miễn giảm 30% thuế thu nhập DN năm 2012; miễn toàn bộ thuế khoán cho các DN, cá nhân kinh doanh nhà trọ, nhà nghỉ sinh viên, công nhân; miễn thuế môn bài cho ngư dân… Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ việc tăng chi phí đầu vào, đặc biệt là giá điện, nước, than, xăng dầu, chi phí xuất nhập khẩu tại cảng.
Bên cạnh đó, theo bà Đinh Thị Mỹ Loan, các DN bán lẻ cần tập trung cắt giảm chi phí, cân nhắc đầu tư, quản trị nguồn nhân lực, đa dạng nguồn hàng. Đồng thời, nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng để có chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Ngoài ra, ông Danh Quý, Giám đốc Phòng Kế hoạch đầu tư, Liên hiệp HTX Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) chia sẻ, để vượt qua những khó khăn trong giai đoạn hiện nay, Saigon Co.op xác định mục tiêu nâng cao chất lượng thương hiệu để tăng sức cạnh tranh, nhất là với các nhà bán lẻ nước ngoài đang tham gia vào thị trường Việt Nam, trong đó tập trung vào mục đích kinh doanh cốt lõi, chọn lọc danh mục đầu tư an toàn, cải tiến nâng cao công nghệ quản lí. Đồng thời, tăng cường liên doanh liên kết với các hợp tác xã, nhà đầu tư để xây dựng mạng lưới kinh doanh bền vững./.
Thu Dịu