Phát biểu trên được Thứ trưởng Bộ KHCN Bùi Thế Duy đưa ra tại Hội thảo “Ứng dụng AI trong lĩnh vực hành chính công” do Sở TTTT TP.HCM tổ chức ngày 27/12 để tìm những bài toán ứng dụng AI là nhu cầu cấp thiết.
Thứ trưởng Bộ KHCN Bùi Thế Duy cho rằng TPHCM đầy đủ các điều kiện để thực hiện chiến lược phát triển KHCN,àmAIphụcvụđờisốngchứkhôngphảiđểganhđatalanta vs roma ứng dụng AI… nhưng chọn làm gì trong xây dựng ứng dụng AI là hết sức quan trọng.
“Ở đây, chúng ta quay về với thực tại là AI phục vụ đời sống chứ không phải xây dựng các chương trình AI để ganh đua. Nên AI phục vụ nhu cầu của người dân, ứng dụng trong lĩnh vực hành chính công là nhu cầu cần thiết. Chúng ta không kỳ vọng AI thay thế con người, chỉ cần AI giải quyết những việc lập đi lập lại trên diện rộng và diễn ra thường xuyên. Tức chọn ứng dụng AI theo diện hẹp, AI hỗ trợ cho con người giải quyết các vấn đề trong đời sống… nên ứng dụng trong khu vực hành chính công là một lựa chọn”, theo Thứ trưởng Bộ KHCN Bùi Thế Duy.
Tỷ lệ đóng góp của kinh tế số cho GRDP năm 2022 của TPHCM ước đạt 15,38% (so với chỉ tiêu của năm 2022 là 15%). Tuy nhiên, thành phố vẫn còn đang rất nhiều việc cần phải làm so với yêu cầu đặt ra, hai trong nhiều vấn đề của thành phố cần tập trung và dữ liệu và ứng dụng AI tạo để tăng năng suất lao động của công chức.
Theo ông Lâm Đình Thắng, Giám đốc Sở TT-TT TPHCM: “Trong thời gian vừa qua, cũng đã có nhiều cơ quan hành chính ở thành phố ứng dụng khá tốt AI, điển hình như Quận 2 với dịch vụ "định danh khách hàng điện tử" để giải quyết thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp cũng; Quận 12 ứng dụng AI trong quản lý trật tự xây dựng; Công an Thành phố ứng dụng AI trong hệ thống camera; Sở TT-TT ứng dụng AI trong hệ thống 1022 trong đợt cao điểm phòng chống dịch Covid -19, sắp tới Sở TT-TT sẽ cùng HĐND TP triển khai Thư ký ảo ứng dụng AI trong lĩnh vực xử lý ngôn ngữ tự nhiên để hỗ trợ quá trình thẩm tra các văn bản của UBND TPHCM được nhanh và hiệu quả hơn”.