当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【ket qua bong da an do】Môi trường biển sau vụ formosa: Nhiều câu hỏi quan trọng chưa được trả lời

MT

Môi trường nước biển miền Trung được đánh giá đã cơ bản an toàn. Ảnh: H.Y

>> 4 tỉnh miền Trung: Các bãi tắm cơ bản an toàn,ôitrườngbiểnsauvụformosaNhiềucâuhỏiquantrọngchưađượctrảlờket qua bong da an do hải sản cần theo dõi thêm

>> Công bố kết quả đánh giá môi trường biển miền Trung sau sự cố Formosa

Khi nào ngư dân có thể đánh bắt hải sản?

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh, nhân dân 4 tỉnh miền Trung mong chờ hội nghị này một câu trả lời, đó là “môi trường biển thế nào, thực phẩm từ biển ra sao?”.

“Kết quả công bố hôm nay là khả quan, đáng mừng vì thấy rằng biển đã cơ bản tự làm sạch. Đặc biệt là hai độc tố, xyanua và phenol vẫn còn nhưng trong giới hạn cho phép”, ông Khánh nói. Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng cho biết thêm, ngày mai, 23/8, sẽ có buổi làm việc tiếp với Formosa, yêu cầu rõ công ty này phải lập hệ thống quan trắc khu vực Bắc Trung bộ, đảm bảo tuyệt đối nguồn từ Formosa phải đạt tiêu chuẩn cho phép, không để xảy ra sơ suất.

Tuy nhiên, lãnh đạo Hà Tĩnh vẫn băn khoăn về kết luận của các nhà khoa học sáng nay. “Chúng tôi muốn được nghe hai ý kiến quan trọng của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNN) về kết luận chất lượng hải sản thế nào, việc ổn định sản xuất, nuôi trồng ra sao… nhưng chưa có. Địa phương rất muốn các bộ phải làm khẩn trương để nhân dân có niềm tin”.

Tiếp lời Hà Tĩnh, đại diện tỉnh Quảng Bình – Phó Chủ tịch tỉnh Lê Minh Ngân cũng bày tỏ mong muốn Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT trả lời sớm cho bà con nhân dân được biết, lúc nào đánh bắt hải sản được, hải sản có được tiêu thụ không?

“Câu hỏi đó đã nhiều lần, nhiều nơi, nhiều người đặt ra, đó là mong muốn của nhân dân” – ông Lê Minh Ngân tha thiết nói và đề nghị, về lâu dài, các bộ cần quan tâm đến những khu vực mà các chỉ tiêu độc tố trong môi trường biển còn cao, đồng thời Hà Tĩnh có giải pháp kiên quyết quản lý Formosa trong suốt quá tình hoạt động, tránh xảy ra sự cố xả thải như vừa qua, ảnh hưởng đến môi trường biển và đời sống của nhân dân.

Phó chủ tịch UBND Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương cũng bày tỏ sự tin tưởng ở các nhà khoa học về nghiên cứu cũng như phương pháp để phản ánh được hiện trạng. Tuy nhiên, ông đề nghị nên có nghiên cứu tiếp theo để đưa ra các dự báo cho tương lai gần và tương lai xa.

“Phải có dự báo, thông báo về cơ chế tự phục hồi, bởi nhiều người không hiểu cơ chế tự phục hồi là bay hơi, hòa tan, phát tán thì dư lượng của nó đi đâu về đâu… chúng tôi kiến nghị cần có thông tin thêm để bổ sung” – ông Phương đề nghị.

Kết quả công bố vẫn chưa trọn vẹn

Trước thắc mắc của các địa phương, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, Hội nghị lần này thực hiện nhiệm vụ quan trọng là trả lời 3 câu hỏi cụ thể, đó là môi trường đã an toàn chưa, vệ sinh an toàn thực phẩm - hải sản thế nào, nuôi trồng hải sản đã đảm bảo chưa? “Nhưng tại thời điểm này, những công bố này chưa đạt được trọn vẹn”, Bộ trưởng thừa nhận.

Ông Trần Hồng Hà cũng nói rõ thêm, các nhà khoa học hôm nay đã chỉ ra rằng, việc công bố môi trường biển an toàn hay không vẫn cần phải tiếp tục có sự giám sát chặt chẽ, trọng tâm, trọng điểm, đặc biệt là phương pháp, đối tượng giám sát có tính thiết thực, cụ thể hơn.

“Việc giám sát này sẽ cho kết quả trong thời gian tới để cho kết luận khoa học. Tôi cho rằng việc nuôi trồng thủy sản trên các vùng biển mà chúng ta đã xác định an toàn là hoàn toàn đảm bảo. Tuy nhiên, để thận trọng, thì ngay sau công bố này, Bộ NN&PTNT theo nhiệm vụ sẽ sớm xem xét công bố để người dân được biết việc đã lấy nước để nuôi trồng thủy sản hay chưa” – Bộ trưởng cho biết.

Riêng vấn đề an toàn thực phẩm - an toàn hải sản, Bộ trưởng cho biết, hải sản có độ trễ và tích lũy về bài tiết chất tồn lưu. Vì vậy, cần tiếp tục chờ đợi Bộ Y tế có giám sát chặt chẽ hơn với các khu vực đánh bắt hải sản, có nghiên cứu kết luận toàn diện, chính xác. Khi có đầy đủ số liệu, Bộ Y tế sẽ công bố thông tin an toàn với hải sản.

“Tôi cho rằng, chờ kết quả của Bộ NN&PTNT, Bộ Y tế và khi đó mới thực sự tuyên bố sự cố môi trường đã kết thúc. Lúc đó biển miền Trung mới an toàn trên các phương diện hải sản, chất lượng môi trường nước biển - trầm tích, cũng như kinh tế, dân sinh có thể hoạt động bình thường”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói./.

T.M

分享到: