【istanbul bb – adana demirspor】Cuối năm, nên ưu tiên tiêu chí nào để chọn cổ phiếu ngân hàng?

 人参与 | 时间:2025-01-11 06:40:30
Cuối năm, nên ưu tiên tiêu chí nào để chọn cổ phiếu ngân hàng?

Biên lãi ròng thu hẹp, nhưng kỳ vọng sẽ cải thiện

Theo các chuyên gia của Công ty Chứng khoán MB (MBS), biên lãi ròng (NIM) của các ngân hàng thương mại (NHTM) niêm yết tiếp tục xu hướng giảm trong quý II/2023. Theo quan sát của MBS, trong nửa đầu năm, trung bình các NHTM niêm yết ghi nhận NIM giảm 100 – 150 điểm cơ bản so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, theo bà Trần Thị Khánh Hiền - Giám đốc Khối Nghiên cứu MBS, lãi suất huy động kỳ vọng sẽ tiếp tục giảm trong nửa cuối năm 2023. Theo chuyên gia này, có hai nguyên nhân có thể giúp lãi suất huy đông giảm. Đầu tiên là kỳ vọng lãi suất điều hành giảm thêm 1 lần nữa (khoảng 0,5%), đưa lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu về mức ngang bằng với đáy giai đoạn Covid-19 (lần lượt là 4% và 2,5%), từ đó sẽ điều chỉnh lãi suất huy động trên cả thị trường 1 và 2. Nguyên nhân thứ hai là việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với nhóm NHTM nhà nước và bổ sung tiền gửi Kho bạc Nhà nước vào cách tính tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR), giúp các ngân hàng có dư địa giảm lãi suất huy động.

Cũng theo chuyên gia của MBS, lãi suất huy động giảm sẽ giảm áp lực lên chi phí vốn, từ đó giúp các NHTM có thêm dư địa giảm lãi suất cho vay nhằm kích cầu tín dụng.

"Trong bối cảnh nhu cầu vay vốn vẫn chưa thật sự phục hồi, các doanh nghiệp còn chần chừ trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh do lo ngại về tăng trưởng kinh tế, cạnh tranh về thị phần tín dụng sẽ trở nên gay gắt hơn. Vì vậy việc cạnh tranh để cho vay các doanh nghiệp tốt cũng sẽ là cuộc đua giữa các ngân hàng. Trên cơ sở đó, những ngân hàng nào cung cấp lãi suất hấp dẫn do có chi phí vốn thấp hơn là những ngân hàng sẽ có lợi thế hơn” - bà Trần Thị Khánh Hiền phân tích.

Chất lượng tài sản là chỉ tiêu tiên quyết

Chất lượng tài sản của các ngân hàng là điểm đáng lưu ý từ kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu (NPL) toàn ngành tại cuối quý II/2023 là 2,1%, tăng lần lượt 40 và 70 điểm cơ bản so với quý I/2023 và cuối năm 2022. Đây cũng là tỷ lệ nợ xấu cao nhất kể từ quý I/2022.

Theo dữ liệu từ MBS, hầu như tất cả các ngân hàng đều ghi nhận tỷ lệ nợ xấu tăng tại cuối quý II/2023 so với đầu năm. Các NHTM nhà nước có mức tăng thấp hơn đáng kể so với nhóm NHTM tư nhân. Trung bình, 3 NHTM nhà nước có NPL tăng 0,2% so với đầu năm, con số này của nhóm NHTM tư nhân là 0,6%. Đồng thời, nợ xấu nhóm 2 toàn ngành Ngân hàng tăng 0,9% so với cuối năm 2022, lên mức 2,5% tại cuối quý II/2023.

Ngày 24/4/2023, Thông tư 02/2023/TT-NHNN đã được ban hành cho phép các tổ chức tín dụng chủ động cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ với một số điều kiện cụ thể về thời hạn một năm kể từ ngày được cơ cấu lại, nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn về tài chính; đồng thời được tiếp cận nguồn vốn vay mới nhằm tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh... Những quy định này được thực hiện đến hết tháng 6/2024.

Theo các chuyên gia của MBS, đây được xem là một trong những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn về thanh khoản cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp bất động sản, trong bối cảnh khó tiếp cận được các nguồn vốn (vốn vay hoặc vốn huy động từ trái phiếu, cổ phiếu). Do đó về nguyên tắc, một số khoản nợ đã trở thành nợ xấu song do được cơ cấu nợ giữ nguyên nhóm nợ, nên xu hướng tăng nợ nhóm 2 sẽ tiếp tục trong các quý tới.

Cùng với đó, theo MBS, tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) cũng suy giảm đáng kể và xuống dưới mức 100% kể từ quý IV/2022 (quý II/2023: 97,3%). Môi trường lãi suất huy động cao trong nửa đầu năm 2023 khiến kết quả kinh doanh của các ngân hàng kém khả quan hơn (lãi 6 tháng 2023 của các ngân hàng niêm yết giảm -3,1% so với cùng kỳ) hạn chế dư địa trích lập dự phòng, từ đó khiến chất lượng tài sản toàn ngành suy giảm. Tuy nhiên, “chúng tôi quan sát thấy rằng, mặc dù chất lượng tài sản toàn ngành đang suy giảm nhưng có sự phân hóa rất lớn giữa các ngân hàng dựa trên khẩu vị kinh doanh” - bà Khánh Hiền chia sẻ.

Chuyên gia này cũng cho rằng, tín dụng sẽ tăng tốc nhanh hơn trong nửa cuối năm 2023, tuy nhiên, không phải ngân hàng nào cũng có thể đẩy mạnh tín dụng từ đến cuối năm. “Chúng tôi cho rằng những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp tại thời điểm cuối quý II/2023 sẽ là những ngân hàng có dư địa đẩy mạnh tín dụng vào nửa cuối năm hơn. Nhìn chung, chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng tín dụng toàn ngành đạt khoảng 12% - 13% cho cả năm 2023” - chuyên gia của MBS cho biết thêm.

Chất lượng tài sản các ngân hàng phân hóa

Chi phí trích lập dự phòng của các ngân hàng thương mại (NHTM) trong nửa đầu năm 2023 tăng 9,4% so với cùng kỳ, trong đó nhóm NHTM nhà nước giảm 18% và nhóm NHTM tư nhân tăng 26,4% so với cùng kỳ. Điều này cũng phản ánh sự phân hóa trong chất lượng tài sản của các ngân hàng trong nửa đầu năm 2023. Việc chi phí trích lập dự phòng gia tăng trong 6 tháng 2023 không nằm ngoài dự báo, do áp lực nợ xấu tăng là hệ quả của tình trạng kinh doanh khó khăn của các doanh nghiệp trong thời điểm hiện nay, nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản, xuất khẩu, bán lẻ…

顶: 9踩: 8271