Nga xây dựng tuyến đường sắt tránh Ukraine
TheìnhhìnhUkrainemớinhấtcậpnhậtngàtphcm vs cahno tin tức mới cập nhật về tình hình Ukraine mới nhất trên báo điện tử Một Thế Giới,Bộ Quốc phòng và Cơ quan quản lý Đường sắt Nga đã thống nhất thỏa thuận xây dựng tuyến đường sắt hai chiều chạy vòng qua Ukraine, hãng tin Tasscho biết vào hôm 30/6. Kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt tránh Ukraine được đưa ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa Moscow và Kiev ngày càng căng thẳng.
Theo thỏa thuận, tuyến đường sắt sẽ được xây dựng giữa Zhuravka, thuộc thành phố Voronezh và Millerovo, Rostov. Hai thành phố hiện cách nhau khoảng 2,5 giờ di chuyển, thông qua tuyến đường sắt đi ngang qua một số điểm ở miền đông Ukraine.
“Kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt tránh Ukraine là dấu chấm hết cho sự tùy tiện của lực lượng biên phòng hay cán bộ hải quan Ukraine. Khi họ thường gây ra nhiều khó khăn cho công dân Nga muốn đi du lịch bằng các chuyến tàu về phía nam đất nước,” một nguồn tin từ Cơ quan quản lý Đường sắt Nga cho biết.
Tình hình Ukraine mới nhất cho biết Nga xây dựng tuyến đường sắt tránh Ukraine
Nguồn tin cũng khẳng định tuyến đường sắt mới sẽ hỗ trợ cho chính sách an ninh của Moscow, khi chính quyền có thể điều động quân đội một cách nhanh chóng và dễ dàng từ những khu vực khác nhau của đất nước, trước một cuộc tấn công của các nước láng giềng. Báo cáo vào hôm 30/6 do các phương tiện truyền thông đăng tải cho thấy, chính phủ dự kiến sẽ hoàn thành tuyến đường sắt trong năm 2018.
Tuyến đường sắt là một phần trong kế hoạch xây dựng 122,5 km đường sắt, nhằm nối liền các khu vực ở phía Bắc với nhiều địa điểm tại miền Nam đất nước. Kế hoạch được Bộ Quốc phòng Nga đẩy mạnh, sau khi mối quan hệ chính trị giữa Moscow và Kiev rơi vào khủng hoảng. Chính phủ Ukraine đã cáo buộc Nga sáp nhập bất hợp pháp bán đảo Crimea và nhúng tay vào cuộc khủng hoảng ở miền Đông.
Tuy nhiên, điện Kremlin bác bỏ những cáo buộc, và cho rằng Crimea được sáp nhập vào lãnh thổ của Nga thông qua một cuộc trưng cầu. Trong khi cuộc xung đột tại miền Đông là cuộc nội chiến của riêng Ukraine và Kiev nên nhanh chóng kết thúc nó bằng biện pháp hòa bình.
Nga tuyên bố ngừng bán khí đốt cho Ukraine
Theo An Ninh Thủ Đô, hôm 1/7, giám đốc Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga, ông Alexei Miller thông báo, họ đã ngừng việc vận chuyển khí đốt cho Ukraine và sẽ chỉ nối lại hoạt động này nếu Kiev chịu thanh toán trước. "Ukraine chưa thanh toán trước tiền khí đốt cho tháng 7. Vào hồi 10 giờ sáng ngày 1/7, Gazprom đã ngừng cung cấp khí đốt và sẽ chỉ tiếp tục bán cho đến khi Ukraine chịu trả tiền trước”, giám đốc của Gazprom, Alexei Miller cho hay.
Hôm 30/6, Bộ trưởng Năng lượng Ukraine Volodymyr Demchyshyn cho biết, chính phủ nước này đã khước từ lời đề nghị của Gazprom về mức giá 247 USD/1.000 m3 khí đốt. Tuyên bố của 2 bên được đưa ra sau cuộc họp ở Vienna, với sự góp mặt của cả đại diện từ EU. Ukraine đưa ra điều kiện được mua khí đốt Nga với giá ưu đãi giảm đi 30% hoặc 100 USD/1.000 m3 khí đốt, tuy nhiên, Moscow khẳng định rằng, giá bán mà họ đề nghị cho phía Kiev vẫn đang thấp hơn mặt bằng chung của thị trường quốc tế, nên không thể giảm thêm.
Nga và Ukraine không thể thống nhất về một mức giá khí đốt mới
Mặc dù không đạt được thoả thuận về các điều khoản liên quan đến việc Nga tiếp tục cung ứng khí đốt cho Ukraine, nhưng Kiev cho biết, họ vẫn sẽ làm trung gian vận chuyển khí đốt Nga tới các nước châu Âu. Phản ứng với kết quả này, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak nhận định, đây quả là một điều “đáng tiếc”.
Nga đã từng cắt nguồn cung cấp khí đốt cho Ukraine vào hồi tháng 6/2014 do chính phủ Kiev không thể trả được khoản nợ lên đến vài tỉ USD cho Moscow. Hàng năm, Ukraine tiêu thụ khoảng 50 tỉ m3 khí đốt, tuy nhiên nước này chỉ tự sản xuất được 20 tỉ m3 và phải nhập khẩu toàn bộ phần còn lại, mà phần lớn trong đó là từ Nga.
Xe tải quân sự Ukraine mới mua đã hỏng
Theo báo điện tử Kiến Thức, xe tải quân sự Ukraine mới mua đã hỏng ngay khi còn chưa kịp hoạt động chiến đấu, điều này khiến quân đội Ukraine phải sửa lại xe cũ. Thông tin này vừa được ông Yri Biryukov, cố vấn cao cấp của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cho biết.
Theo Biryukov, trước đó Quân đội Ukraine đã đặt hàng 226 xe tải quân sự KrAZ. Nhưng đến ngày 30/6 mới chỉ có 113 xe tải loại này được chuyển giao. Điều đó có nghĩa rằng, kế hoạch trang bị xe tải mới chỉ hoàn thành được có 50%.
Xe tải, xe bọc thép Ukraine đều nằm trong 'bi kịch' mắc lỗi do nhà sản xuất
Trong khi đó, vào tháng 5/2015, quân đội Ukraine đã nhận được 59 xe tải mới. Nhưng ngay trong tuần đầu tham gia hoạt động đã có 17 chiếc phải ngừng hoạt động. Nguyên nhân vì máy phát điện, hộp số, trục trước, hệ thống làm mát động cơ đều bị lỗi, vị cố vấn trên tiết lộ. Không những thế, quân đội Ukraine đang cần hơn hai nghìn xe tải để hoạt động. Song nước này không thể đáp ứng được yêu cầu số lượng lớn các xe tải như vậy.
Trước đây, truyền thông Ukraine còn cho biết đã có 2/3 số xe bọc thép mà Ukraine đã nhận được trong năm 2014 và 2015 cho đến nay đều đã phải ngừng hoạt động. Điều đáng nói ở chỗ, các xe bọc thép đã bị hỏng không phải do hoạt động quân sự mà do lỗi sản xuất.
Ngay cả xe tăng T-64 do Ukraine sản xuất cũng bị phát hiện mắc những lỗi nghiêm trọng khiến nó giảm sức chống chọi trên chiến trường. Điều này đã được kiểm chứng tại các đợt xung đột giữa quân Kiev và ly khai ở Debaltsevo. Khi các xe tăng của Ukraine bị đánh trúng, tháp pháo đã bị đánh bật ra xa và thân xe bị phá hủy một cách bất thường, ngay cả các mối hàn cũng bị bung ra.
Trang Mạc (T/h)
Những tin tức mới nhất về tình hình Ukraine ngày 25/6/2015