Tại Khu kinh tế Thái Bình (huyện Thái Thuỵ),ủtướngChínhphủthịsátKhukinhtếTháiBìnhDựánNhiệtđiệnTháiBì1 nhà cái Thủ tướng đã nghe báo cáo về phương án quy hoạch giao thông tỉnh Thái Bình tới năm 2030, phương án lấn biển..., khảo sát khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Liên Hà Thái (Green iP – 1) thuộc Khu kinh tế này. Thủ tướng nhấn mạnh, Khu kinh tế Thái Bình cần xây dựng hạ tầng hoàn chỉnh, liên thông, đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng điện nước và hạ tầng xã hội như nhà ở công nhân, hạ tầng môi trường. Đối với phát triển hạ tầng, tỉnh cần dồn lực nguồn vốn đầu tưcông để hoàn thiện hạ tầng kết nối khu kinh tế, trước hết là dự ánđường ven biển kết nối sớm với sân bay Cát Bi, cảng Lạch Huyện của Hải Phòng. Về các phương án triển khai xây dựng Khu kinh tế, Thủ tướng gợi ý về mô hình lãnh đạo công - quản trị tư. Quản trị công là xây dựng thể chế, quy hoạch, chiến lược, xây dựng hạ tầng tới chân hàng rào khu kinh tế…; quản trị tư là giao cho nhà đầu tư lớn vận hành, kêu gọi, thúc đẩy các nhà đầu tư khác. Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu tỉnh Thái Bình phải xác định người dân là đối tượng được hưởng lợi từ Khu kinh tế chứ không phải bị ảnh hưởng, bảo đảm đời sống của người dân đã nhường mặt bằng cho dự án ở nơi ở mới phải tốt hơn nơi ở cũ, năm sau tốt hơn năm trước. Thủ tướng yêu cầu tỉnh triển khai tốt việc xây dựng Khu kinh tế Thái Bình để rút kinh nghiệm, mở rộng mô hình này. Tiếp thu các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Bí thư Tinh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải khẳng định địa phương quyết tâm thông tuyến đường ven biển qua tỉnh vào tháng 5/2023. Đồng thời bày tỏ quyết tâm cao trong phát triển Khu kinh tế Thái Bình, trở thành trọng điểm, động lực phát triển kinh tế của tỉnh. Khu kinh tế Thái Bình có diện tích 30.583 ha, là Khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, bao gồm các khu chức năng: 25 phân khu công nghiệp tổng diện tích 8.020 ha; Khu cảng biển Thái Bình 500 ha, Trung tâm điện lực Thái Bình 853 ha tổng công suất quy hoạch 7.000 MW; Khu du lịch - dịch vụ 3.110 ha; các khu nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản 4.715 ha; các khu đô thị 3.000 ha… Khu kinh tế được xây dựng theo mô hình khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, năng động, hiệu quả và phát triển bền vững gắn với tăng trưởng xanh, bảo tồn, phát huy giá trị của hệ sinh thái biển, di tích lịch sử, văn hóa. Hiện, Khu kinh tế Thái Bình đã có một số dự án lớn, trọng điểm như Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 1 và 2, Nhà máy Amon Nitrat, dự án khí mỏ Hàm Rồng... Khu công nghiệp Liên Hà Thái là đơn vị “xông đất” trong Khu kinh tế và được tỉnh giao sứ mệnh tiên phong, đặt nền tảng cho việc thúc đẩy phát triển Khu kinh tế Thái Bình. Đến nay, Khu công nghiệp Green iP-1 đã thu hút thành công Dự án Lotes (Đài Loan) chuyên sản xuất RAM, cáp nối máy tính với tổng vốn đầu tư 120 triệu USD; Dự án Greenworks (Mỹ) chuyên sản xuất máy nông nghiệp với tổng vốn đầu tư 200 triệu USD; Dự án của Tập đoàn Nam Tài (Singapore) với tổng vốn đầu tư 80 triệu USD và gần đây nhất là Dự án Ohsung (Hàn Quốc) với tổng vốn đầu tư 40 triệu USD. Bên cạnh đó, công tác thi công hạ tầng Khu công nghiệp cũng đạt kết quả tốt: hoàn thành san lấp trên 500.000 m3; thi công một loạt tuyến đường nội khu; khởi công xây dựng nhà máy xử lý nước thải...
Cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã tới kiểm tra, làm việc tại Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 tại huyện Thái Thụy do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (PVN) làm chủ đầu tư. Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, có công suất 1.200 MW là một trong những dự án trọng điểm của ngành điện do PVN làm chủ đầu tư được khởi công từ đầu năm 2011. Dự án đã trải qua hơn 10 năm đầu tư xây dựng với nhiều khó khăn, vướng mắc. Trong quá trình thực hiện đã xảy ra nhiều vi phạm phải xử lý, kèm theo đó là thời gian dài dự án bị chậm tiến độ và đình trệ. Với mục tiêu kép vừa không để thất thoát tài sản Nhà nước, vừa góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, các cấp lãnh đạo cao nhất của Nhà nước từ Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều kết luận, chỉ đạo để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai để PVN sớm hoàn thành và đưa dự án vào vận hành. Tổ công tác của Chính phủ, PVN, các bộ ngành và tỉnh Thái Bình, đặc biệt là tập thể cán bộ, kỹ sư, công nhân, người lao động trực tiếp trên công trường đã quyết liệt và thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, công việc được giao để Dự án đạt được mốc tiến độ hòa lưới điện của Tổ máy số 1.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao và biểu dương tinh thần làm việc nghiêm túc, khẩn trương của PVN và Bộ Công thương, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệpvà các bộ, ngành liên quan đã phối hợp trong công tác triển khai các hạng mục còn lại của Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2. Thời gian tới, Dự án tập trung chạy thử, nghiệm thu và hoàn thành hệ thống vận chuyển than. Thủ tướng yêu cầu PVN, Tổng thầu tập trung hơn nữa, chủ động xử lý các vấn đề thuộc thẩm quyền, huy động tối đa mọi nguồn lực để dồn sức cho những phần việc cuối cùng, bảo đảm mục tiêu hoàn thành Dự án vào cuối năm 2022, đảm bảo Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 là dự án xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện với môi trường. Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng, đến cuối năm 2022, dòng điện thương mại đầu tiên của Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 sẽ hòa vào lưới điện quốc gia, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng của đất nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cả nước nói chung và tỉnh Thái Bình nói riêng. |