Triển khai cụ thể,ầnkiểmtratừngtrườnghợpđểlàmrõhànhvichuyểngiánhận định melbourne city hiệu quả Đề án cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra ATTP với hàng hóa NK | |
Hải quan lập Tổ chuyên gia phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu | |
Doanh nghiệp FDI có lãi chiếm tỷ lệ ít, nhiều doanh nghiệp lỗ lớn, liên tục trong nhiều năm | |
Gần 72% kim ngạch xuất khẩu thuộc về doanh nghiệp FDI |
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, doanh nghiệp FDI đóng góp ngày càng cao vào ngân sách nhà nước. Ông đánh giá như thế nào về đóng góp này của khu vực FDI?
Phải khẳng định, đóng góp vào thu ngân sách nhà nước của khối doanh nghiệp FDI trong năm 2019 rất ấn tượng, đặc biệt nếu so sánh con số này với các giai đoạn trước đó. Sự tăng trưởng của đóng góp vào ngân sách nhà nước của khu vực FDI cho thấy vai trò quan trọng của khu vực doanh nghiệp này trong phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam
Ông có nhận định gì trước tình trạng có tới 55% doanh nghiệp FDI báo lỗ?
Con số 55% số doanh nghiệp FDI báo lỗ trong 2019 là đáng báo động và khó chấp nhận. Cần tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân vì sao lại để xảy ra tình trạng nhiều doanh nghiệp lỗ như vậy, để có giải pháp khắc phục hiện tượng này, mang lại hiệu quả trong đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI, bảo đảm được lợi ích của Nhà nước trong thu hút nguồn vốn FDI, lợi ích của người lao động và đặc biệt là để nâng cao được tính cạnh tranh của môi trường đầu tư Việt Nam trên trường quốc tế khi Việt Nam vẫn phải tiếp tục thu hút và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn vốn FDI này cho phát triển kinh tế - xã hội trong nhiều năm tới.
Với tình trạng nhiều DN báo lỗ liên tục trong nhiều năm nhưng vẫn mở rộng sản xuất kinh doanh, theo tôi, có thể xuất phát từ các nguyên nhân.
Một là, DN chịu lỗ, tiếp tục đầu tư để khắc phục tiến tới có lãi khi họ tự tin vào khả năng quản lý và điều hành của mình và tin vào khả năng của thị trường vẫn tiếp tục tăng trưởng mở ra các cơ hội cho họ phát triển.
Hai là, DN thực hiện việc trốn thuế -chuyển giá. Đây là hiện tượng mà các cơ quan quản lý thuế, quản lý FDI đã biết. Việc chuyển giá là sự kết cấu về giá xuyên quốc gia và chỉ có thể thực hiện được khi có cấu kết giữa các công ty độc lập, giữa các quốc gia đầu tư và tiếp nhận đầu tư để đưa ra mức giá hàng hóa, dịch vụ cao hơn nhiều giá bình thường nhằm tránh thuế thu nhập doanh nghiệp, tránh quy định về chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, thu hồi vốn đầu tư nhanh... Dấu hiệu để nhận biết hiện tượng chuyển giá là DN báo lỗ liên tục một số năm nhưng doanh thu tăng, hoạt động sản xuất mở rộng. Có thể các DN đã chủ động để lỗ 3 năm, sau đó 1-2 năm có lãi ít, để rồi lũy kế vẫn lỗ.
Cách biến lãi thành lỗ, hoặc sắp đặt mức lãi thấp, các doanh nghiệp FDI không thể làm việc riêng lẻ mà thường phối hợp, liên kết trong cùng tập đoàn hoặc từng nhóm. Các doanh nghiệp này tự dàn xếp giá với nhau thông qua các giao dịch liên kết, qua đó các công ty trong nhóm cùng giảm được tổng giá trị nghĩa vụ thuế trên phạm vi toàn cầu, tăng được lợi nhuận sau thuế.
Ngoài ra, còn nhiều doanh nghiệp đã có ý đồ chuyển giá và dùng các “chiêu trò” khác như định giá cao đầu vào và khai báo giá bán khi xuất khẩu hàng ra thấp, khai tăng nhiều chi phí khác, sử dụng chi phí trả lãi tiền vay… để thực hiện hành vi chuyển giá. Tóm lại, trước hiện tượng báo lỗ nhưng tăng vốn mở rộng sản xuất kinh doanh cần được tiến hành kiểm tra cụ thể từng trường hợp để làm rõ.
Câu chuyện chuyển giá ở, DN FDI đã được nhắc đến nhiều trong thời gian qua. Theo ông, bên cạnh yếu tố ý chí chủ quan của DN, việc kiểm tra, giám sát hoạt động của DN FDI đã thực sự phát huy vai trò chưa?
Như trên đã nêu, câu chuyện chuyển giá của DN FDI đã được các cơ quan quản lý về thuế biết từ lâu và đã tiến hành việc kiểm tra làm rõ nhiều trường hợp, thu hồi được về cho ngân sách nhà nước nhiều tỷ đồng từ các hành vi trốn thuế. Nhưng thực sự việc chống được hết các hành vi chuyển giá không phải dễ vì có sự giao dịch liên kết rộng xuyên quốc gia, thuộc các doanh nghiệp trong cùng một tập đoàn, trong một nhóm liên kết.. nên các hành vi chuyển giá không dễ gì có bằng chứng để buộc tội. Một số cơ quan quản lý về đầu tư, về thuế trên thế giới đã phải áp dụng biện pháp định thuế trước khi chấp nhận, cho phép DN vào đầu tư đối với một số lĩnh vực nhất định khó kiểm soát được đầu vào, đầu ra. Gần đây Chính phủ đã ban hành Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 5/11/2020 quy định về quản lý thuế đối với DN có giao dịch liên kết sẽ giúp ngăn chặn có hiệu quả hơn các hành vi chuyển giá, trốn thuế của các doanh nghiệp FDI.
Theo ông, các quy định pháp luật đã đủ sức để răn đe, ngăn chặn tình trạng này hay chưa? Trao đổi với Tạp chí Hải quan, ông từng đề nghị cần thành lập tổ công tác liên Bộ chuyên trách chống chuyển giá. Xin cho biết quan điểm của ông hiện nay về vấn đề này?
Như tôi đã nói ở trên, đến thời điểm hiện nay, các quy định trong hệ thống pháp luật của Việt Nam về thuế đã được ban hành như Luật Quản lý thuế ngày 13/6/2019; Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp ngày 3/6/2008 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp ngày 9/6/2013 và gần đây là Nghị định 132/2020/NĐ-CP về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Với chức năng và năng lực của mình, các cơ quan thuế của Việt Nam ở Trung ương và các địa phương, trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng liên quan về ngân hàng, về đăng kí đầu tư - kinh doanh, về thương mại, về khoa học công nghệ, về hải quan… sẽ xử lý và ngăn chặn được hiện tượng chuyển giá, trốn thuế của các doanh nghiệp FDI có hiệu quả hơn.
Theo tôi cần thiết phải lập một tổ công tác liên Bộ chuyên trách về vấn đề chống chuyển giá của các DN FDI để phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong công tác này. Với các dự án quy mô nhỏ thì giao hẳn cho địa phương chịu trách nhiệm chống chuyển giá, đồng thời, sử dụng giám định độc lập quốc tế khi cần thiết.
Trân trọng cảm ơn ông!