Giới thiệu một số điểm mới về Luật Báo chí (sửa đổi),ồidưỡngkiếnthứcvềLuậtBáochísửađổichocánbộngànhTàichílich thi đấu bong da hôm nay đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông đã điểm qua những nội dung cơ bản như: Chính sách của Nhà nước về phát triển báo chí; Quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí; Các hành vi bị nghiêm cấm; Quyền và nghĩa vụ của nhà báo; Quyền tác nghiệp của nhà báo, báo chí…
Một số nội dung liên quan đến việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; xử lý khi có vấn đề xảy ra; xử lý khủng hoảng truyền thông; cách tiếp xúc với báo chí theo đúng quy định của Luật cũng được đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông giải đáp và phân tích kỹ lưỡng.
Đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, cán bộ ngành Tài chính nên coi báo chí, truyền thông là đối tác trên cơ sở xây dựng mối quan hệ hợp tác, thân thiện với truyền thông. Việc nên làm đó là tìm hiểu mạng lưới phóng viên các báo theo dõi mảng hoạt động của cơ quan, đơn vị; luôn có kế hoạch để xử lý các vấn đề xảy ra, cố gắng thông tin càng nhanh càng tốt và không né tránh. Bên cạnh đó, cần tranh thủ sự ủng hộ của cơ quan tuyên giáo, cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí.
Đặc biệt, khi có vấn đề xảy ra, nên xác định rõ mức độ, vấn đề để lựa chọn cách tiếp cận với thái độ cởi mở, thân thiện và không né tránh.
Đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông đã cung cấp cho cán bộ ngành Tài chính những biện pháp, kỹ năng và kinh nghiệm xử lý tình huống cụ thể liên quan đến công tác thông tin tuyên truyền.
Được biết, Luật Báo chí năm 2016 được sửa đổi, bổ sung tăng thêm 25 điều so với Luật Báo chí năm 1989. Luật Báo chí năm 2016 gồm 6 chương với 61 điều.