【kết quả bán kết cúp c1】Kinh tế EU khó khăn, tác động đến xuất khẩu của Đông Nam Á
Triển vọng kinh tế Đông Nam Á | |
Triển vọng phục hồi kinh tế Đông Nam Á | |
Chuyên gia Nga: Việt Nam là điểm tựa ổn định của Nga với Đông Nam Á |
Thái Lan báo cáo xuất khẩu sản phẩm dệt may sang EU giảm |
Dự báo, yếu tố này sẽ tác động đáng kể đến các nhà xuất khẩu Đông Nam Á, đặc biệt là các nhà sản xuất dệt may - lĩnh vực xuất khẩu lớn nhất của một số nước trong khu vực.
Theo một nghiên cứu công bố tháng 9/2022, Ngân hàng thế giới (WB) cảnh báo thế giới có nguy cơ rơi vào suy thoái trong năm tới. Điều này có thể dẫn đến một chuỗi khủng hoảng tài chính ở các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển. Trong khi đó, theo dự báo về triển vọng mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) sẽ đạt tăng trưởng 3,1% trong năm 2022 và chỉ 0,5% vào năm 2023.
Ông Brian Lee Shun Rong, chuyên gia kinh tế của tập đoàn dịch vụ tài chính lớn nhất Malaysia Maybank cho biết xuất khẩu của Đông Nam Á sẽ giảm hơn nữa. Ông Shun Rong nói: “Tăng trưởng toàn cầu có thể sẽ tiếp tục hạ nhiệt và nguy cơ suy thoái đang gia tăng. Liên minh châu Âu (EU) có thể rơi vào suy thoái do tiếp tục đối mặt với những cú sốc về nguồn cung và chi phí sinh hoạt tăng cao do tác động từ cuộc xung đột Nga-Ukraine”.
Hiện các số liệu thống kê sơ bộ cho thấy kim ngạch xuất khẩu của Đông Nam Á giảm kể từ tháng 7/2022. Theo Tổng cục Hải quan và Thuế vụ Campuchia, trong 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Campuchia tăng 37% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng chỉ đạt 19,9% trong tháng 7 và chỉ còn 2,7% trong tháng 8/2022. Đến tháng 9/2022, kim ngạch xuất khẩu của Campuchia đã giảm 7,5% so với cùng tháng năm ngoái. Tương tự, các nhà xuất khẩu dệt may lớn khác như Thái Lan và Myanmar cũng báo cáo xuất khẩu sang EU giảm.
Giám đốc Trung tâm EU tại Singapore, Lay Hwee Yeo nhận định lạm phát và suy thoái tại châu Âu đã khiến xuất khẩu của Đông Nam Á chậm lại. Tình trạng suy thoái kinh tế ở EU chắc chắn sẽ tác động lớn đến Đông Nam Á do EU là một trong bốn đối tác thương mại hàng đầu của nhiều nước Đông Nam Á. EU là đối tác thương mại lớn thứ ba của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), chiếm khoảng 1/10 kim ngạch thương mại hàng năm của khu vực nhưng lại chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều trong tổng kim ngạch xuất khẩu của khối.
Tuy nhiên, một số chuyên gia khác lại đưa ra một bức tranh tươi sáng hơn cho triển vọng thương mại trong ngắn hạn giữa châu Âu và khu vực Đông Nam Á. Ông Chris Humphrey, Giám đốc điều hành của Hội đồng Kinh doanh EU-ASEAN, cơ quan đại diện cho các doanh nghiệp châu Âu ở Đông Nam Á, cho biết đà phục hồi mạnh mẽ của thương mại giữa EU và ASEAN trong năm 2021 tiếp tục kéo dài đến đầu năm 2022 khi cả hai khu vực bắt đầu phục hồi sau đại dịch tồi tệ nhất. Theo ông Humphrey: “Việc giao dịch giảm dần trong những tháng tới không phải là điều bất ngờ, nhưng chúng tôi vẫn tin vào quan hệ đầu tư và thương mại mạnh mẽ giữa EU và ASEAN trong tương lai”.
相关推荐
- Nhận định, soi kèo El Gaish vs Al Olympi, 19h30 ngày 3/1: Khác biệt trình độ
- Nữ sinh lớp 11 tại TPHCM mất liên lạc nhiều ngày vừa được tìm thấy ở miền Tây
- Dựng lại hiện trường vụ tài xế xe tải nghi cố tình cán chết người ở quốc lộ 51
- Đề nghị Trung ương kỷ luật 2 nguyên Bí thư Phú Thọ do có liên quan đến Phúc Sơn
- Huyện Sóc Sơn sẽ cưỡng chế các công trình 'xẻ thịt' đất rừng
- Những chính sách đặc thù, đặc biệt để triển khai đường sắt tốc độ cao Bắc
- Đồng Nai: Triều cường dâng cao, người dân bỏ nhà, thuê phòng trọ tránh ngập
- Dự báo thời tiết 23/10/2024: Bão Trà Mi tăng cấp, không khí lạnh tràn về Bắc Bộ