Một cá nhân bị truy thu thuế hơn 2,ồChíMinhNhiềugiảiphápgiatănghiệuquảquảnlýthuếthươngmạiđiệntửkeo cai 52 tỷ đồngChia sẻ về tình hình quản lý thuế hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn, ông Nguyễn Nam Bình – Cục trưởng Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh cho biết, trong 6 tháng đầu năm, các giải pháp đã được đơn vị đẩy mạnh triển khai gồm: tập trung khai thác, rà soát và cập nhật cơ sở dữ liệu về thương mại điện tử được xây dựng từ cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế và các bộ, ngành liên quan.
Song song đó, cơ quan thuế đôn đốc, hỗ trợ các chủ sàn thương mại điện tử cung cấp thông tin các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên sàn; tổ chức thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử, lĩnh vực truyền hình, truyền thông, sáng tạo nội dung trên các nền tảng trực tuyến, cá nhân bán hàng ''livestream'' trên các nền tảng mạng xã hội... ''Kết quả là trong 6 tháng đầu năm 2024, Cục Thuế thành phố đã thực hiện rà soát 7.134 doanh nghiệp, hộ và cá nhân kinh doanh thương mại điện tử, qua đó đôn đốc, hỗ trợ kê khai, nộp thuế được 1.298 tỷ đồng; xử lý truy thu, xử phạt 1.318 trường hợp, với tổng số tiền hơn 72 tỷ đồng…'' – ông Bình nói.
Trong khi đó, theo tìm hiểu của phóng viên TBTCVN, qua khai thác và kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế về hoạt động thương mại điện tử của Tổ thu thập thông tin, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh đã yêu cầu 7 cá nhân (1 bán hàng ''livestream'' trên các nền tảng xã hội, 2 cá nhân kinh doanh dịch vụ thần số học và 4 cá nhân có sức ảnh hưởng) giải trình thông tin mà cơ quan đã thu thập được. Kết quả là 1 cá nhân có sức ảnh hưởng đã nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương tiền công năm 2022, với tổng số thuế truy thu và tiền chậm nộp là 2,2 tỷ đồng; kê khai thu nhập đến từ các kênh mạng xã hội với tổng số thuế truy thu và tiền chậm nộp 36,5 triệu đồng. Tiếp tục đẩy mạnh khai thác dữ liệu giao dịch thương mại điện tửTheo người đứng đầu cơ quan thuế thành phố, thời gian tới, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh tiếp tục duy trì tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số; đồng thời xây dựng và khai thác hiệu quả dữ liệu về các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên các sàn giao dịch thương mại điện tử. Cụ thể, cơ quan thuế sẽ ban hành kế hoạch xây dựng chuyên đề, kế hoạch tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử; thực hiện hỗ trợ và đôn đốc các chủ sàn thương mại điện tử trên địa bàn cung cấp đầy đủ thông tin của các tổ chức, cá nhân, nhà cung cấp dịch vụ kinh doanh trên sàn cho cơ quan thuế.
Đặc biệt, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục đẩy mạnh khai thác dữ liệu về các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử toàn quốc tại ứng dụng Kho cơ sở dữ liệu tập trung ngành Thuế ''Data Warehouse''; phân công đến các đơn vị quản lý để thực hiện các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế. Cục thuế tiếp nhận dữ liệu các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên bốn sàn thương mại điện tử lớn thông qua công tác thanh tra, kiểm tra giai đoạn 2018-2022 của Tổng cục Thuế và nguồn dữ liệu từ Internet (theo đúng tinh thần chỉ đạo của Tổng cục Thuế tại công văn 1446/TCT-DNNCN ngày 9/4/2024). ''Ngoài ra, đơn vị cũng sẽ rà soát, xác định người nộp thuế có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử còn nợ thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan thuế quản lý thu; quyết liệt áp dụng các biện pháp quản lý nợ và cưỡng chế nợ theo quy định, bao gồm biện pháp tạm hoãn xuất nhập cảnh đối với nhóm đối tượng này, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Tổng cục Thuế tại Công văn số 1829/TCT-QLN ngày 3/5/2024…'' – ông Bình nhấn mạnh.
|