Lượn lờ ra khỏi nơi ẩn náu trong rừng,ếtrậnmèovờnchuộtgiữaUAVNgavàdànpháobinhđắtđỏcủrennes – psg khẩu pháo tự hành Panzerhaubitze 2000 do Đức cung cấp cho quân đội Ukraine chỉ có vài phút để khai hỏa, trước khi nó lại ẩn nấp để tránh sự giám sát của các UAV Nga trên bầu trời.
Quân đội Nga đã tăng cường tấn công trên bộ dọc theo chiến tuyến dài 1.000km ở phía nam và đông Ukraine, đe dọa một số thành phố lớn cuối cùng trong khu vực công nghiệp hóa Donetsk do Kiev nắm giữ. Nỗ lực này nằm trong chiến lược mở đường cho những bước tiến của quân đội Nga.
Theo hãng tin Reuters, các binh sĩ thuộc Lữ đoàn pháo binh số 43 của Ukraine cho biết họ phải đối mặt với sự quấy rối ngày càng tăng từ UAV Nga.
“Trước đây, Nga từng tấn công bằng UAV với số lượng không giống nhau. Nhưng bây giờ tình hình thực sự đáng sợ”, binh sĩ Lyova (27 tuổi) chia sẻ.
Lyova đến từ miền tây Ukraine cho biết thêm, đơn vị của mình đã bị UAV Lancet công nghệ cao của Nga tấn công trực tiếp 4 lần. Các thành viên trong đội không hề hấn gì là nhờ lớp giáp của pháo Panzerhaubitze.
Trong khi đó, sĩ quan cấp cao Andriy Stavnychyi cho hay, các UAV trinh sát của Nga như Orlan hay hiện đại hơn là Supercam thực sự là mối nguy hiểm lớn.
“Đôi khi có rất nhiều công việc trong ngày, nhưng chúng tôi không thể di chuyển vì thứ gì đó cứ luôn bay phía trên”, ông Stavnychyi nói.
Theo ông Rob Lee tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại (FPRI), so với radar phản pháo, UAV trinh sát của Nga thường gây ra rủi ro lớn hơn cho các đơn vị pháo binh Ukraine.
Mục tiêu chính
Giống như các binh sĩ và quan chức Ukraine, ông Stavnychyi kêu gọi trang bị thêm hệ thống tác chiến điện tử để gây nhiễu UAV Nga. Bởi các loại pháo do phương Tây cung cấp cho Ukraine như Panzerhaubitze đang là mục tiêu chính tấn công của Nga.
Hồi tháng 4, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cũng cho biết Moscow sẽ tăng cường tấn công vào các kho chứa vũ khí do phương Tây cung cấp cho Ukraine.
Theo ông Lee, năng lực phản pháo của Ukraine suy yếu có thể khiến các lực lượng Nga “quyết liệt hơn trong cách sử dụng pháo binh”.
Đáng nói, giống như các đơn vị pháo binh khác của Ukraine, Lữ đoàn pháo binh số 43 cũng phải đối mặt với tình trạng thiếu đạn trầm trọng, khiến tiềm năng của pháo tự hành Panzerhaubitze bị hạn chế.
Những binh sĩ điều khiển Panzerhaubitze cho biết, họ thiếu loại đạn pháo 155mm độc quyền được thiết kế để tối đa hóa hiệu quả, và tầm bắn khoảng 40km. Loại đạn tầm xa hơn sẽ cho phép họ nhắm mục tiêu vào các loại pháo tự hành tương tự của Nga ở phía sau tiền tuyến. Còn thực tế, đơn vị của Lyova hiện mỗi ngày chỉ bắn từ 8 - 15 quả đạn pháo.
Việc sửa chữa pháo Panzerhaubitze cũng là một thách thức, do số lượng phụ tùng thay thế có hạn, và hệ thống định vị thường xuyên gặp trục trặc nhưng lại khó khắc phục trên chiến trường.
Ông Stavnychyi chia sẻ một số bộ phận có thể được hoán đổi giữa các khẩu pháo của Italia và Hà Lan. Nhưng ông thừa nhận, “ngay cả khi có các bộ phận thay thế và đạn pháo, bạn vẫn sẽ gặp rắc rối với UAV của đối phương”.
"Do đó, mọi thứ cần phải phối hợp với nhau trong cùng hệ thống: tác chiến điện tử và giám sát, cùng pháo binh. Khi đó tỷ lệ tấn công chính xác của chúng tôi sẽ cao hơn nhiều”, ông Stavnychyi cho hay.