Giá vàng trong nước sáng nay 8/11 đã quay đầu tăng 1 triệu đồng/lượng,ávàngtrongnướctăngtriệuđồnglượng sauphiêngiảmthảmhạkq vdqg dan mach lên mức 82 - 86,5 triệu đồng/lượng sau khi lao dốc trong phiên hôm qua.
10h sáng nay, giá vàng miếng được Doji và SJC niêm yết ở mức 82 - 86,65 triệu đồng/lượng, tăng 1 triệu đồng/lượng so với đầu giờ sáng.
Cùng thời điểm, giá vàng nhẫn được Doji niêm yết ở mức 82,8 - 84,6 triệu đồng/lượng, tăng 1,8 triệu đồng/lượng (mua vào) và 800.000 đồng/lượng (bán ra).
Giá vàng nhẫn được SJC niêm yết ở mức 82 - 84,8 triệu đồng/lượng, tăng 700.000 đồng/lượng.
Giá vàng trong nước tăng trở lại sau một phiên giảm thảm hại. Hôm qua, giá vàng nhẫn giảm sốc gần 5 triệu đồng/lượng, trong khi giá vàng miếng cũng "bốc hơi" 2 - 3 triệu đồng/lượng.
Nguyên nhân giá vàng trong nước hồi phục là chịu tác động theo đà tăng của giá vàng thế giới sau quyết định cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Cụ thể, giá vàng thế giới sáng nay được niêm yết trên Kitco ở ngưỡng 2.706 USD/ounce, tăng 38 USD/ounce so với đầu giờ sáng qua.
Theo đó, Ủy ban Thị trường mở Liên bang sau hai ngày họp đã quyết định giảm lãi suất 0,25% xuống biên độ 4,5%-4,75%. Trước đó, Ủy ban này hồi tháng 9 cũng đã giảm lãi suất 0,5%, lần đầu tiên sau 4 năm sau khi các nhà hoạch định chính sách bày tỏ sự tự tin rằng lạm phát đang tiến gần tới mức mục tiêu 2%.
Ngay sau khi Fed giảm lãi suất 0,25%, lãi suất thấp hơn đã gây áp lực lên đồng USD và lợi suất trái phiếu, làm tăng sức hấp dẫn của vàng thỏi.
Chỉ số US Dollar Index giảm 0,6% so với các đồng tiền khác sau khi tăng lên mức cao nhất trong 4 tháng sau chiến thắng của cựu Tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống hôm thứ Ba (theo giờ Mỹ).
Nhà giao dịch kim loại độc lập Tai Wong cho rằng, vàng vẫn đang trong một thị trường tăng giá mạnh mẽ. Hiện tại, các nhà giao dịch hiện đang định giá khả năng Fed sẽ cắt giảm thêm 25 điểm cơ bản nữa tại cuộc họp tháng 12.
Trong một lưu ý mới đây, chuyên gia phân tích độc lập Michael Hewson cho rằng, sau khi ông Trump trở lại nắm quyền, việc cắt giảm lãi suất trong tương lai có thể sẽ khó thực hiện hơn bởi lo ngại giá cả tăng cao và lạm phát dai dẳng sẽ buộc các ngân hàng trung ương phải duy trì chính sách tiền tệ hạn chế lâu hơn so với mong muốn.
Ngọc Vy