【xem bong đa trưc tiêp】Áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu: Hạn chế hiện tượng trốn thuế, tránh thuế, chuyển giá
Sáng ngày 7/5 tại Hà Nội,ÁpdụngthuếtốithiểutoàncầuHạnchếhiệntượngtrốnthuếtránhthuếchuyểngiáxem bong đa trưc tiêp dưới sự bảo trợ của Bộ Tài chính, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) phối hợp với Trung tâm Thuế và đầu tư quốc tế (ITIC), tổ chức hội thảo quốc tế: "Thực hiện trụ cột 2 Thuế tối thiểu toàn cầu ở Việt Nam".
Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, các chuyên gia tài chính kinh tế, đại diện các tổ chức quốc tế, đại diện các doanh nghiệp... và đặc biệt là ông Wayne Barford - chuyên gia cấp cao của ITIC, cựu chuyên gia Cơ quan thuế của Úc ATO và ông Jonathan Pemberton - chuyên gia cấp cao của ITIC, cựu chuyên gia Cơ quan thuế của Anh HMRC và OECD.
Toàn cảnh hội thảo quốc tế: "Thực hiện trụ cột 2 Thuế tối thiểu toàn cầu ở Việt Nam". Ảnh: Bình Mai |
Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Nguyễn Anh Tuấn - Phó chủ tịch Thường trực VAFIE, Tổng biên tập Tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn cho biết, ngày 29/11/2023, Quốc hội Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 107/2023/QH15 về việc "áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu". Hiện tại, Bộ Tài chính đang xây dựng nghị định của Chính phủ nhằm hướng dẫn thực thi nghị quyết này.
"VAFIE nhận thấy cuộc hội thảo hôm nay là quan trọng và hữu ích nhằm góp phần thực thi có hiệu quả thuế tối thiều toàn cầu tại Việt Nam - một vấn đề hết sức mới mẻ và phức tạp" - ông Nguyễn Anh Tuấn nói.
Cách tính thuế phức tạp nhưng logic
Phát biểu tại hội thảo, ông Jonathan Pemberton - chuyên gia cấp cao của Trung tâm ITIC, cựu chuyên gia cơ quan thuế của Anh HMRC và OECD cho biết, phạm vi áp dụng trụ cột 2 Thuế tối thiểu toàn cầu là các công ty đa quốc gia (MNEs) lớn có doanh thu 750 triệu euro trở lên (tức là những công ty đã được yêu cầu hoàn thành báo cáo theo từng quốc gia).
Mục tiêu là các MNEs phải trả mức thuế suất hiệu dụng (effective tax rate -ETR) tối thiểu 15% cho tất cả lợi nhuận; lợi nhuận, lỗ và thuế do các thực thể khác nhau trả ở mỗi khu vực tài phán được hợp nhất.
Ông Jonathan Pemberton - chuyên gia cấp cao của Trung tâm Đầu tư và thuế quốc tế (ITIC), phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Bình Mai |
Bên cạnh đó, các cơ sở thường trú (permanent establishments) được coi là các thực thể độc lập để đảm bảo rằng lợi nhuận của chúng nằm trong phạm vi áp dụng. Khi mức thuế suất hiệu dụng đã nộp nhỏ hơn 15% thì phải nộp thuế bổ sung để nâng mức thuế suất lên 15%.
Về xác định cơ sở tính thuế - Thu nhập theo Quy tắc chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu (GloBE), có một cơ sở tính thuế chung là cần thiết nếu các quy tắc GloBE muốn đạt được mục tiêu đánh thuế tối thiểu đối với tất cả lợi nhuận trên toàn cầu, không trùng lặp và không có khoảng trống.
Theo ông Jonathan Pemberton, thuế bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn (QDMTT), trên thực tế đã có tiêu chí mang tính toàn cầu về tính đạt chuẩn cũng như quy định về giải quyết tranh chấp. Tiếp theo đó cũng có cơ chế về công bố, trao đổi thông tin để xem quốc gia có đáp ứng yêu cầu về đạt chuẩn. Cũng theo chuyên gia này, về cách tính thuế đúng là phức tạp song nó logic, đôi khi có sự khác biệt trong diễn giải, dù vậy kỹ thuật tham vấn sẽ giúp chúng ta có quan điểm chung. |
Điểm khởi đầu là lợi nhuận hoặc lỗ của mỗi thực thể cấu thành (constituent entity- CE) nên một công ty đa quốc gia để đưa vào báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ tối cao, theo các chuẩn mực kế toán được chấp nhận. Vì vậy, hầu hết các trường hợp làm theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS, nhưng các nguyên tắc kế toán GAAP của riêng từng quốc gia cũng được chấp nhận.
“Quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu (GloBE) đang được áp dụng ở nhiều nơi. Có 35 nước, lãnh thổ (khu vực tài phán) đang thực hiện GloBE từ năm 2024" - ông Jonathan Pemberton nói.
Theo khảo sát của mình, ông Jonathan Pemberton cho biết, những quốc gia đang gặp thách thức là thấu hiểu quy định và chuyển quy định thành hệ thống pháp luật trong nước, đảm bảo sự tương thích với OECD. Đối với Việt Nam, sẽ cần cơ chế, quy trình về pháp lý để thực hiện quy định, tuy nhiên có thể sẽ phù hợp hơn nếu điều chỉnh chúng bằng văn bản dưới luật.
“Mỗi quốc gia sẽ có cách tiếp cận và thực thi khác nhau. Chúng ta không đơn độc, nhiều quốc gia cũng đang quan tâm về vấn đề thực thi thuế tối thiểu toàn cầu để đảm bảo thực thi công bằng, tránh đánh thuế chung” - ông Jonathan Pemberton cho biết.
Mang lại những cơ hội mới
Thông tin liên quan đến tình hình triển khai thuế tối thiểu toàn cầu, ông Đặng Ngọc Minh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) cho biết, các nước có vốn đầu tư ra nước ngoài về cơ bản sẽ áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024 để thu thêm phần chênh lệch từ mức thuế thực tế so với thuế tối thiểu toàn cầu (15%), trong đó có các nước có số vốn đầu tư lớn vào Việt Nam như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hong Kong, Singapore...
Theo ông Đặng Ngọc Minh, nếu Việt Nam áp dụng quy định về thuế bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn (QDMTT) thì sẽ thu thêm thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung đối với những doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng. Theo tính toán sơ bộ với số liệu quyết toán thuế năm 2022, có 122 tập đoàn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng từ việc áp dụng QDMTT và số thuế Việt Nam sẽ thu được khi áp dụng quy định này ước tính khoảng 14.600 tỷ đồng.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Bình Mai |
Khi Việt Nam áp dụng Quy định tổng hợp thu nhập chịu thuế tối thiểu (IIR) đối với những doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, theo tính toán sơ bộ với số liệu quyết toán thuế năm 2022 thì có khoảng 6 tập đoàn của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài chịu ảnh hưởng của quy định IIR và số thuế thu được ước tính khoảng 73 tỷ đồng (nếu nước nhận đầu tư không áp dụng quy định QDMTT).
“Trước bối cảnh nêu trên, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Việt Nam cần khẳng định áp dụng Thuế tối thiểu toàn cầu” - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh. |
Thông tin tại hội thảo, ông Đặng Ngọc Minh cũng đưa ra lưu ý, thuế tối thiểu toàn cầu không phải là điều ước quốc tế, không phải là cam kết quốc tế, không bắt buộc các quốc gia phải áp dụng. Tuy nhiên, nếu Việt Nam không áp dụng thì vẫn phải chấp nhận việc các quốc gia khác áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, có quyền thu thuế bổ sung đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam (nếu thuộc đối tượng áp dụng) mà được hưởng mức thuế suất thực tế tại Việt Nam thấp hơn mức tối thiểu toàn cầu 15%, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Việc áp dụng các quy định về thuế tối thiểu toàn cầu mang lại cho Việt Nam những cơ hội mới, như tăng nguồn thu ngân sách nhà nước từ phần thu thuế bổ sung; tăng cường hội nhập quốc tế; hạn chế hiện tượng trốn thuế, tránh thuế, chuyển giá, chuyển lợi nhuận./.
相关推荐
- Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải đăng ký kinh doanh
- Cổ đông của Công ty Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP) sắp nhận được hơn 210 tỷ đồng tiền trả cổ tức
- Đỗ Thị Hà hoá thân Bà Triệu, múa quyền sắc sảo mà fan vẫn chưa ưng
- Động thái của Novaland (NVL) khi cổ phiếu bị rơi vào diện cảnh báo
- Theo dõi chặt chẽ dịch bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
- Kim Duyên 'hở trên xẻ dưới' gặp gỡ chị em Hoàn vũ trước ngày về nước
- Chính thức ban hành Nghị quyết thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM
- Xây dựng điện Việt Nam (VNE) bị phạt gần 200 triệu đồng