【bảng xếp hạng bóng đá ngoại hạng pháp】Vì sao Habubank phải sáp nhập?
作者:World Cup 来源:Thể thao 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 23:46:28 评论数:
Thương hiệu mạnh
Thương vụ Ngân hàng (NH) TMCP Sài Gòn-Hà Nội (SHB) sáp nhập, hay nói đúng hơn là “mua” lại NH TMCP Nhà Hà Nội (HBB), đang gây xôn xao trên thị trường.
HBB không phải là “tay mơ”, người mới trong hệ thống các tổ chức tín dụng tại Việt Nam. Chính thức hoạt động từ tháng 4-1989, sau 3 năm hoạt động thử nghiệm, tháng 6-1992, NH Phát triển Nhà thành phố Hà Nội trở thành NH thương mại với tên gọi NH TMCP Nhà Hà Nội (HBB) với số vốn điều lệ là 5 tỷ đồng và đến nay vốn điều lệ của HBB đã đạt con số 4.050 tỷ đồng, nằm trong số những NH lớn tại Việt Nam.
Lướt qua quá trình phát triển của HBB cho thấy đây là một NH có sự phát triển vững mạnh, chắc chắn. Thế nhưng năm 2011 và đầu năm 2012, tình hình tài chính của HBB rất kém, chất lượng tín dụng xấu, HBB luôn thường trực nguy cơ mất khả năng chi trả và thực tế đã mất khả năng thanh toán. HBB trở thành 1 trong 3 tổ chức tín dụng NHNN phải áp dụng chế độ kiểm soát đặc biệt.
Năm 2001, HBB là một trong những NH đầu tiên của Việt Nam thực hiện việc quản lý dữ liệu tập trung và online toàn hệ thống. Năm 2006, HBB là 1 trong 4 NH đầu tiên tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng. Năm 2006, 2007, 2008, HBB được Tạp chí The Banker - tạp chí chuyên ngành về tài chính ngân hàng (Anh) bình chọn là Ngân hàng Việt Nam của năm. Năm 2007, HBB lựa chọn NH Deutsche Bank (Đức) là đối tác chiến lược nước ngoài và tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng. Tháng 8-2010, phát hành thành công 10,5 triệu trái phiếu chuyển đổi (tương ứng 1.050 tỷ đồng). Tháng 11-2010, HBB chính thức niêm yết toàn bộ 300 triệu cổ phần, tương đương giá trị là 3.000 tỷ đồng lên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (mã cổ phiếu là HBB). Tháng 9-2011, HBB đã hoàn tất việc chuyển đổi 10,5 triệu trái phiếu phát hành thành 105 triệu cổ phiếu phổ thông, nâng mức vốn điều lệ lên 4.050 tỷ đồng.
Những cái tên nổi tiếng
Vinashin là cái tên được nhắc đến đầu tiên khi nói về nguyên nhân cái “chết” của HBB. Hơn 3.300 tỷ đồng là số tiền HBB bỏ ra cho các công ty thuộc Tập đoàn Vinashin (trong đó dư nợ cho vay hơn 2.700 tỷ đồng và mua trái phiếu DN Vinashin 600 tỷ đồng). Việc tập trung quá nhiều vào nhóm khách hàng này (tương đương 83% vốn điều lệ) dẫn đến khi Vinashin “chìm” thì HBB cũng “chìm” theo. Ước tính riêng chi phí huy động vốn hằng năm của HBB phải trả để duy trì dư nợ này đã phát sinh chi phí đến khoảng 500 tỷ đồng/năm.
Một số tên tuổi nổi tiếng nữa cũng góp phần kéo HBB vào khó khăn đó là khoản đầu tư không nhỏ vào công ty đang có nguy cơ phá sản là: Công ty CP Thủy sản Bình An 270 tỷ đồng tiền gửi tại Công ty tài chính Cao su, hơn 200 tỷ đồng tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu, Đệ Nhất, Tài chính Sông Đà và Tài chính Handico… Các khoản tiền gửi này hiện đều đang chưa thu hồi được do đối tác khó khăn về thanh khoản.
Ngoài các tên tuổi nổi tiếng trên, một số khách hàng của HBB cũng gặp khó khăn trong việc trả nợ đúng hạn do tình trạng kinh tế khủng hoảng, sản xuất bị đình trệ và thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, doanh thu bán hàng sụt giảm.
Không chỉ vậy HBB cũng là NH nằm trong danh sách bị khách hàng “lừa” liên quan đến tài sản đảm bảo là các giấy tờ có giá.
Tiếc cho HBB, mừng SHB
Chủ tịch HĐQT SHB, ông Đỗ Quang Hiển cho biết, thương vụ mua bán này diễn ra trong khoảng thời gian 3 tháng. Và tuy phải “ôm” một khoản lỗ khổng lồ tới 4.066 tỷ đồng song đây chỉ là lỗ thời điểm, cái lợi lâu dài có thể nhìn thấy không nhỏ. Đó là thương hiệu HBB, là mạng lưới gồm 1 Hội sở chính, 1 Sở giao dịch, 19 chi nhánh, 53 Phòng giao dịch và 7 Quỹ tiết kiệm…
Sáp nhập với HBB, SHB có sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ lượng khách hàng hoạt động trong những lĩnh vực cốt lõi cho sự phát triển của nền kinh tế như: Than, khoáng sản, cây công nghiệp (cao su), phát triển hạ tầng và một lực lượng đông đảo các khách hàng SME hoạt động trong các ngành kinh tế khác nhau. Đó còn là 1.600 cán bộ công nhân viên có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tín dụng trong bối cảnh nhân lực cho ngành NH đang thiếu và yếu…
Sau khi sáp nhập, với quy mô vốn điều lệ là 8.800 tỷ đồng, tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng, có 4.600 cán bộ nhân viên, 500.000 khách hàng… sẽ đưa SHB vào top 10 NH lớn nhất Việt Nam.
Ông Hiển tính toán, để có được hệ thống chi nhánh, nhân sự và mạng lưới khách hàng của HBB, SHB phải mất ít nhất 5 năm. Nay, chỉ trong 3 tháng SHB sẽ lên một tầm cao mới. Vì thế việc SHB sáp nhập HBB tính ra “lợi” nhiều hơn “hại”.
Trong khi đó, theo tính toán của SHB, khoản lỗ khổng lồ của HBB sẽ được xử lý gói gọn trong năm 2012. Theo ông Hiển, Hội đồng quản trị hai bên đã họp lại và quyết định xây dựng phương án trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ cho các khoản vay và trái phiếu Vinashin trong vòng 5 năm, do đó mỗi năm chỉ còn 447,2 tỷ đồng. Nhờ vậy, số lỗ lũy kế của Habubank tại thời điểm 29-2-2012 được xác định lại là 1.829 tỷ đồng sau khi chuyển sang SHB.
Ông Hiển cũng tự tin việc thu hồi các khoản cho vay của HBB trên thị trường 2 (ước 263 tỷ đồng) khả năng đạt tới 100% sau khi các con nợ đều đã có cam kết phương án trả nợ. HBB còn có thể thu hồi thêm 560 tỷ đồng từ các khoản nợ quá hạn, nợ xấu đã được trích lập dự phòng và có tài sản đảm bảo đầy đủ.
Nguyễn Hà