【rodez af đấu với pau】Bảo hiểm xã hội các tỉnh phía Nam tăng tốc hoàn thành chỉ tiêu được giao
Phát triển mô hình "Nuôi heo đất tiết kiệm tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình" tại Long An. Ảnh: BHXH VN |
Gặp khó trong phát triển đối tượng
11 tỉnh, thành phía Nam là những địa phương thuộc khu vực đầu tàu kinh tế với dân số khoảng 23 triệu người. Vì vậy, số lượng người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) của khu vực này có tác động rất lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ chung của cả ngành BHXH, đặc biệt là tại 3 địa phương khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam là TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương. Tuy nhiên, các địa phương này bị ảnh hưởng rất lớn bởi tình hình kinh tế thế giới, nhiều doanh nghiệp sụt giảm mạnh về đơn hàng, cắt giảm lao động và dự kiến sẽ rất khó hoàn thành các chỉ tiêu.
Ông Lò Quân Hiệp - Giám đốc BHXH TP. Hồ Chí Minh cho biết, từ đầu năm 2023 đến nay, nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn, trong đó có một số DN quy mô lớn đã cắt giảm lao động khá nhiều. Việc tăng người tham gia BHYT ở xã an toàn khu cũng không đáng kể, vì nhiều người đã tham gia BHXH bắt buộc... Vì vậy, theo chỉ tiêu, đến hết năm 2023, thành phố còn phải phát triển thêm 400.000 người mới đủ chỉ tiêu về BHYT được giao là thách thức rất lớn và khó hoàn thành…
Ông Phạm Minh Thành - Giám đốc BHXH tỉnh Đồng Nai cũng cho biết, trước đây Đồng Nai thu hút số lượng lớn lao động di cư từ các tỉnh. Tuy nhiên, nhiều tỉnh miền Tây, miền Trung và lân cận đều đã phát triển công nghiệp, nên nhiều DN ở Đồng Nai khó tuyển dụng lao động, khiến việc phát triển BHXH bắt buộc gặp khó khăn.
Từ đầu năm 2023 đến nay, Đồng Nai tăng mới 1.524 đơn vị với 10.692 lao động tham gia BHXH, nhưng cũng có 859 đơn vị với 6.373 lao động ngừng đóng BHXH, trong đó bị ảnh hưởng nhiều nhất là một số DN FDI ngành da giày, may mặc, chế biến gỗ… Để hoàn thành chỉ tiêu được giao năm 2023, BHXH tỉnh Đồng Nai còn phải phấn đấu phát triển 37.000 người tham gia BHXH bắt buộc, trên 8.000 người tham gia BHXH tự nguyện và 113.000 người tham gia BHYT.
Tương tự như Đồng Nai, đại diện BHXH tỉnh Bình Dương cho biết, có 3 chỉ tiêu rất khó đạt được đến cuối năm 2023 là tăng thêm 48.000 người tham gia BHXH bắt buộc, 7.000 người tham gia tự nguyện và khoảng 80.000 người tham gia BHYT. DN tại Bình Dương có 50% lao động ở các ngành nghề như gỗ, may mặc, da giày... trong đó nhiều DN đã sụt giảm lao động.
Nỗ lực cao nhất để hoàn thành các chỉ tiêu
Trước tình hình trên, tại buổi làm việc mới đây của BHXH Việt Nam với 11 tỉnh, thành phía Nam, lãnh đạo BHXH nhiều địa phương cho biết sẽ nỗ lực cao nhất cố gắng hoàn thành các chỉ tiêu được giao trong hơn 30 ngày còn lại của năm 2023. Trong đó, chú trọng hoàn thành rà soát dữ liệu do ngành Thuế, Kế hoạch - Đầu tư cung cấp; tiếp tục phối hợp với các sở lao động -thương binh và xã hội nắm bắt tình hình lao động, việc làm. Ngoài ra, phân công cho từng chuyên quản thu theo sát đơn vị để chia sẻ khó khăn, hỗ trợ, đôn đốc các đơn vị tuân thủ nghiêm pháp luật BHXH...
Khuyến nghị các giải pháp, ông Dương Văn Hào - Trưởng ban Quản lý Thu - Sổ thẻ (BHXH Việt Nam) cho rằng, BHXH các địa phương cần tích cực rà soát dữ liệu, nhất là các dữ liệu được BHXH Việt Nam cung cấp; thu BHXH tự nguyện theo mức đóng linh hoạt. Với nhóm BHYT, tham mưu cho ban chỉ đạo các cấp có chính sách thực hiện, chỉ rõ nhóm đối tượng, nhất là các địa phương có dư địa người tham gia lớn… Đối với các xã an toàn khu, cần sớm lập ngay danh sách và cấp thẻ BHYT cho người dân.
Nhấn mạnh thời gian của năm 2023 còn rất ít, ông Nguyễn Thế Mạnh - Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam yêu cầu: “BHXH các địa phương đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ của ngành, nhất là việc tăng độ bao phủ BHXH, BHYT. Đây không chỉ là nhiệm vụ chính trị mà còn là trách nhiệm với người dân, người lao động, góp phần đảm bảo an sinh xã hội”.
Về giải pháp trong công tác thu, phát triển người tham gia, ông Nguyễn Thế Mạnh yêu cầu BHXH các tỉnh, thành phố bám sát kịch bản của ngành, nhưng cần nghiên cứu, đánh giá, áp dụng linh hoạt với tình hình địa phương. Đồng thời, tăng cường vai trò, hoạt động của ban chỉ đạo các cấp tại địa phương; huy động sự vào cuộc của cán bộ văn hóa xã có chức năng tham mưu về thực hiện chính sách BHYT, BHYT tại cơ sở.
Bên cạnh đó, tăng cường các giải pháp giảm nợ để đạt mục tiêu kép vừa đảm bảo quyền lợi tham gia cho người lao động, vừa đảm bảo bền vững các quỹ. Ông cũng nhấn mạnh, phát triển người tham gia BHXH tự nguyện là rất quan trọng, nhất là với địa phương đang gặp khó về phát triển BHXH bắt buộc. BHXH tự nguyện tập trung vào các nhóm tiềm năng; tham mưu, huy động thêm các nguồn hỗ trợ từ xã hội, DN.
Triển khai giải pháp nâng số người tham gia bảo hiểm Ông Võ Khánh Bình - Giám đốc BHXH tỉnh Tiền Giang cho biết, hiện nay tỷ lệ tham gia BHYT trên địa bàn đạt kết quả rất tốt. BHXH tỉnh đang tập trung các giải pháp để đến cuối năm 2023 phát triển khoảng 10.000 người tham gia BHXH bắt buộc và khoảng 6.400 người tham gia BHXH tự nguyện. |
(责任编辑:Thể thao)
- ·17 nghìn hộ dân khát nước bên nhà máy 35 tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm
- ·Gọi điện cho người thân rồi lên nhà cao tầng nhảy lầu tự tử
- ·TP. Hồ Chí Minh: Vỉa hè bị tái chiếm ‘như chưa hề có cuộc ra quân’
- ·36 học sinh nhập viện sau bữa ăn sáng tại trường nghi ngộ độc thực phẩm
- ·Tiếp tục hỗ trợ xác lập quyền sở hữu trí tuệ
- ·Những cái kết không có hậu xoay quanh câu chuyện 'quan bố, quan con'
- ·Tòa tuyên án vụ Đinh La Thăng: Trịnh Xuân Thanh nhận hình phạt 'khủng'
- ·‘Bỗng dưng' được tặng 10 triệu, bà Tám BOT Cai Lậy được công an mời lên làm việc
- ·Đặt mục tiêu thoái vốn xong tại doanh nghiệp nhà nước không nắm giữ trong năm 2025
- ·Standard Chartered: Tăng trưởng kinh tế năm 2022 của VN sẽ đạt 6,7%
- ·Xe khách đâm dải phân cách, lật ngang trên quốc lộ 1A
- ·Phiên xử Trầm Bê và Phạm Công Danh: Triệu tập hơn 200 người, phòng xử án bố trí kiểu mới
- ·Sau tất cả, ông Đoàn Ngọc Hải kiên quyết ‘cởi áo về vườn’
- ·Chẩn đoán nhầm thai chết lưu: Điều chuyển công tác bác sĩ
- ·Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
- ·Hà Lan thỏa thuận đóng 6 tàu cảnh sát biển đa năng cho Việt Nam
- ·Dự báo thời tiết: Tuần tới nhiệt độ miền Bắc giảm sâu, rét ‘tê tái’ kéo dài
- ·Không khí lạnh tăng cường mạnh, miền Bắc nhiệt độ thấp nhất dưới 3 độ C
- ·Bão Doksuri khả năng mạnh lên thành siêu bão đi vào Biển Đông
- ·Chuyên gia khí tượng đánh giá về đợt không khí lạnh lần này ở miền Bắc