Tín dụng tăng nhanh gấp 5 lần GDP
Việc tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) 9 tháng năm 2021 chỉ tăng rất thấp với 1,ạiquanhhiệntượngtăngtrưởngtíndụngvượdự đoán trận liverpool42% so với cùng kỳ năm trước không khiến giới chuyên môn và người dân ngạc nhiên. Lý do là nền kinh tế vừa trải qua giai đoạn dịch bệnh khắc nghiệt nhất kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện cho đến nay. Thực trạng này đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài. Do đó, thành quả tăng trưởng 9 tháng như trên vẫn được coi là một thành công lớn của nước ta, trong việc vừa phòng chống dịch bệnh, vừa duy trì sản xuất kinh doanh.
Tính đến cuối tháng 9/2021, huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 4,28%. |
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là khả năng hấp thụ nguồn vốn tín dụng không những không sụt giảm, mà tăng trưởng tín dụng 9 tháng đầu năm 2021 thậm chí còn cao hơn so với năm 2020. Tính đến cuối tháng 9/2021, huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 4,28% (cùng thời điểm năm 2020 tăng 7,48%); nhưng tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt được mức 7,17% (cùng thời điểm năm 2020 tăng 4,99%). Một số chuyên gia đưa ra dự báo tăng trưởng tín dụng cả năm có thể vẫn đạt được mức 12%, theo mục tiêu được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề ra hồi đầu năm.
TS. Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia tài chính ngân hàng cho biết, thông thường các năm trước, tốc độ tăng trưởng tín dụng cao gấp khoảng 2 lần so với tốc độ tăng trưởng GDP là phù hợp. Tuy nhiên, diễn biến 2 chỉ tiêu này trong năm nay đúng là có những yếu tố khác so với thông thường. Tốc độ tăng trưởng tín dụng 9 tháng là 7,17%, gấp tới 5 lần tốc độ tăng GDP.
Tuy nhiên, bối cảnh kinh tế năm nay cũng cần phải xem xét trên các yếu tố đặc thù, diễn biến dịch bệnh, đặc biệt là giai đoạn dịch bùng nổ phức tạp lên trong quý III là chưa có tiền lệ. Theo đó, nhu cầu vốn tín dụng được đẩy vào nền kinh tế để hỗ trợ các khu vực gặp khó khăn do dịch bệnh là cần thiết.
Nhìn lại diễn biến các năm trước, giai đoạn 2017 và 2018, tăng trưởng tín dụng cao chưa đến 2 lần so với GDP. Tuy nhiên, năm 2020 khi dịch Covid-19 đã bắt đầu xuất hiện và có ảnh hưởng đến kinh tế thì tương quan của 2 chỉ tiêu này cũng đã có những tín hiệu khác, khi tăng trưởng tín dụng năm này đạt 12,17%, còn tăng trưởng GDP tăng trưởng 2,91%. Tốc độ tăng trưởng tín dụng trong năm 2020 theo đó nhanh gấp hơn 4 lần so với tốc độ tăng trưởng của GDP.
Nhu cầu vốn thúc đẩy nền kinh tế
Bối cảnh nền kinh tế trong và sau dịch cho thấy nhu cầu vốn để doanh nghiệp phục hồi là rất lớn, nền kinh tế được ví như một cơ thể vừa qua một đợt ốm cần nguồn năng lượng để hồi sức. Vì vậy, nguồn tiền từ ngân hàng sẽ có vai trò như “dòng sữa” mang năng lượng tiếp sức cho doanh nghiệp phục hồi thể lực. PGS.TS Lê Thanh Tâm - Trưởng bộ môn Ngân hàng thương mại, Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, theo kinh nghiệm quốc tế, những giai đoạn kinh tế đang giai đoạn phục hồi như hiện nay vẫn là thời điểm thích hợp để bơm dòng tín dụng vào nền kinh tế để hỗ trợ các doanh nghiệp ổn định sản xuất.
Theo đó, dòng vốn đi đúng vào những khu vực có nhu cầu thực sự có thể thúc đẩy doanh nghiệp hồi phục, gia tăng sức sản xuất cho nền kinh tế. Gần đây, một số chuyên gia dự báo năm 2021 tuy gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong quý II và quý III, nhưng kinh tế Việt Nam có thể tăng tốc trở lại trong quý IV cao để cả năm tăng trưởng GDP đạt khoảng trên 3%.
Nhu cầu dòng vốn trong bối cảnh hiện nay là cần thiết và phù hợp với thực tế, nhưng kinh tế cũng phải đối mặt với rủi ro khi tỷ lệ đòn bẩy đang ở mức cao. Theo tiết lộ của một đại diện Ngân hàng Nhà nước, tổng dư nợ tín dụng toàn bộ hệ thống ngân hàng đã là xấp xỉ 10 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng gần 120% GDP. Theo đánh giá của WB, Việt Nam là một trong những quốc gia có hệ số đòn bẩy tài chính rất lớn. Điều này đặt ra yêu cầu việc kiểm soát dòng tín dụng thời điểm hiện tại là hết sức quan trọng. Theo đó, tín dụng buộc phải phải hướng vào khu vực sản xuất, tạo ra sức bật sản xuất của cải vật chất, thúc đẩy GDP phục hồi. Bối cảnh này đặt ra yêu cầu về việc kiểm soát dòng tín dụng để vốn đến được đúng khu vực sản xuất, vì nếu dòng vốn chảy “tràn lan” sang các khu vực phi sản xuất (ví dụ đầu cơ bất động sản), có thể sẽ dễ gây ra những bất ổn cho kinh tế trong tương lai.