【benfica – porto】Tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật bảo vệ người tiêu dùng
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2011,ăngcườnghiệuquảthựcthiphpluậtbảovệngườbenfica – porto sau hơn 5 năm thực thi, đã đem lại những kết quả nhất định trong việc bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, quyền của người tiêu dùng hiện vẫn đang bị xâm hại, từ hàng nhái, hàng giả đến vấn đề nhức nhối là an toàn vệ sinh thực phẩm.
Cơ quan chức năng đang tiến hành kiểm tra chất lượng hàng hóa tại Siêu thị Co.opMart Vị Thanh.
Theo nguồn tin từ người dân, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tỉnh vừa tiến hành kiểm tra sạp buôn bán của tiểu thương Phạm Thanh Thúy, ở chợ Vị Thanh, thành phố Vị Thanh, bày bán các mặt hàng sản phẩm gia cầm. Qua công tác kiểm tra, tiểu thương này không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hơn 10kg sản phẩm gia cầm, đồng thời, một số hàng hóa là sản phẩm gia cầm được bày bán đã biến đổi màu sắc, có dấu hiệu hư hỏng. Đoàn kiểm tra đã thu giữ các sản phẩm trên và tiến hành lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính đối với tiểu thương này.
Ông Nguyễn Minh Đức, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, cho biết: Không chỉ riêng những vụ việc vi phạm như trường hợp trên, mà còn nhiều vi phạm khác về an toàn vệ sinh thực phẩm như gạo biến đổi màu, trái cây có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức quy định cũng đã và đang gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, quyền lợi của người tiêu dùng. Việc người tiêu dùng phải bỏ một số tiền để mua những thực phẩm bẩn, thực phẩm kém chất lượng, trong khi với số tiền đó, người tiêu dùng đáng lẽ phải được sử dụng các loại thực phẩm sạch, đảm bảo chất lượng đang là việc xảy ra phổ biến và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, thực tế trong vấn đề an toàn thực phẩm hiện nay, chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm hiện vẫn chưa đủ sức răn đe đối với người vi phạm. Ông Nguyễn Minh Đức chia sẻ thêm: “Theo tôi, mức xử lý hành chính đối với các vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn còn khá thấp. Trong một số trường hợp, mức xử phạt còn thấp hơn so với lợi nhuận từ việc kinh doanh, mua bán các loại thực phẩm bẩn, kém chất lượng, từ đó người tiêu dùng bị xâm hại quyền lợi là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, việc thay đổi mức phạt hoặc tăng trách nhiệm hình sự đối với hành vi này là điều cần thiết trong thời gian tới”.
Bên cạnh bị xâm hại quyền lợi trong vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, việc bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng trong mua bán hàng hóa hiện nay vẫn đang gặp khá nhiều khó khăn.
Theo Phòng Quản lý thương mại, Sở Công thương tỉnh, số lượng các trường hợp người tiêu dùng phản ánh về chất lượng hàng hóa đến cơ quan chức năng để yêu cầu bảo vệ quyền lợi trong những năm qua rất ít hoặc gần như không có. Điều này phản ánh một thực trạng là người tiêu dùng đang không nắm rõ về Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nên không biết mình có những quyền gì và phải bắt đầu từ đâu. Từ việc thiếu hiểu biết pháp luật, nhiều người tiêu dùng khi bị xâm hại về quyền lợi, chỉ có thể im lặng chấp nhận và chịu phần thiệt về mình.
Chị Lê Thị Thêm, một người tiêu dùng ở khu vực 3, phường I, thành phố Vị Thanh, chia sẻ: “Cách đây 3 tháng, tôi có mua một cái quạt máy mới, tuy nhiên, sử dụng được vài ngày thì trục trặc nên tôi đem bảo hành, khi đến cửa hàng thì nhân viên tỏ thái độ khó chịu và yêu cầu tôi phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ mua hàng mới đồng ý đổi, tôi thấy chán nản nên bỏ luôn và mua cái mới sử dụng, chứ tôi cũng không biết phải làm gì, khiếu nại với ai”.
Theo bà Liễu Như Thủy, Phó trưởng Phòng Quản lý thương mại, Sở Công thương tỉnh, cho biết: Hiện tỉnh chưa có Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và phần lớn người dân cũng chưa nắm rõ quy định về vấn đề này, nên việc bảo vệ quyền lợi vẫn còn nhiều khó khăn. Khi có khiếu nại, phản ánh về chất lượng hàng hóa, người tiêu dùng chỉ có thể liên hệ với Chi cục Quản lý thị trường tỉnh hoặc phản ánh qua đường dây nóng của Bộ Công thương.
Bà Thủy cho biết thêm, trong thời gian tới, nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho người tiêu dùng, Sở Công thương tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền đến với người tiêu dùng. Trong đó, sắp tới đây sẽ tổ chức Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam, đây được xem là hoạt động thông tin tuyên truyền lớn, đưa các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng đến với đông đảo người dân, để qua đó nâng cao hơn nữa hiệu quả thực thi.
Có thể thấy, để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng một cách hiệu quả hơn, thì việc tăng cường tuyên truyền pháp luật và thông tin cho người tiêu dùng về cách nhận biết hàng giả, hàng kém chất lượng, kém vệ sinh an toàn thực phẩm từ phía các ngành chức năng là rất quan trọng. Bên cạnh đó, về phía người tiêu dùng nên lên án, tẩy chay hàng hóa của cơ sở, doanh nghiệp vi phạm quyền lợi và báo cho các cơ quan có thẩm quyền xử lý, để qua đó giúp bảo vệ tốt hơn quyền lợi cho chính mình.
Theo Điều 8, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quy định: Người tiêu dùng có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết. Có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật. |
Bài, ảnh: ĐÌNH BẢO