当前位置:首页 > Cúp C1

【ket qua bong da sang nay】Phương thức dựng sổ để IPO sẽ hút nhà đầu tư chiến lược

cổ phần hóa,ươngthứcdựngsổđểIPOsẽhútnhàđầutưchiếnlượ<strong>ket qua bong da sang nay</strong> bán vốn doanh nghiệp nhà nước

Theo HSBC, sử dụng "phương pháp dựng sổ" trong việc bán cổ phần nhà nước sẽ giúp DNNN thu hút các nhà đầu tư chiến lược. Ảnh T.L minh họa

Cụ thể báo cáo của HSBC cho biết, trong một nỗ lực để đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, Bộ Tài chính có thể sẽ sử dụng "phương pháp dựng sổ" trong việc bán cổ phần nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước.

Phương pháp mới này, theo HSBC, có thể sẽ giúp doanh nghiệp nhà nước thu hút các nhà đầu tư chiến lược vì giá bán đã được quyết định dựa trên nghiên cứu về nhu cầu thị trường và thông qua các cuộc thương lượng với người mua lớn ngay từ giai đoạn ban đầu.

Tuy nhiên cũng theo tổ chức này, tốc độ cải cách các doanh nghiệp nhà nước hiện tại đang được diễn ra khá chậm, một phần là do nhiều doanh nghiệp nhà nước thiếu minh bạch khi không công bố rộng rãi những thông tin mà pháp luật nhà nước yêu cầu. Mặc dù, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã gửi công văn nhắc nhở 132 ban ngành và các công ty công bố thông tin theo yêu cầu của Nghị định 81 ban hành vào năm 2015, nhiều doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa thực hiện.

Trước đó, tại dự thảo Nghị định quy định việc chuyển doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần, sẽ thay thế cho Nghị định 59/2011/NĐ-CP hiện hành, Bộ Tài chính đã đề xuất thêm phương pháp dựng sổ để bán cổ phần lần đầu (IPO).

Theo đó, ngoài 3 phương thức bán cổ phần hiện hành (đấu giá công khai, bảo lãnh phát hành, thỏa thuận trực tiếp), dự thảo Nghị định bổ sung thêm phương pháp mới là phương pháp dựng sổ (Book building) theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Phương thức dựng sổ để bán cổ phần này, theo Bộ Tài chính, là một phương thức phổ biến trên thế giới cần được nghiên cứu áp dụng trong quá trình cổ phần hóa.

Phương pháp dựng sổ là quá trình tạo lập, tiếp nhận và ghi lại cầu cổ phiếu của nhà đầu tư, tổ chức phát hành sẽ thực hiện chào bán ra công chúng thông qua bảo lãnh phát hành. Theo đó, tổ chức bảo lãnh phát hành phối hợp với tổ chức phát hành xác định khoảng giá dự kiến và dựa vào nhu cầu của thị trường trên cơ sở dựng sổ lệnh về nhu cầu nhà đầu tư để xác định mức giá cuối cùng.

Cùng với việc bổ sung phương pháp mới giúp doanh nghiệp nhà nước IPO đạt hiệu quả cao, dự thảo Nghị định còn điều chỉnh quy định việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược.

Cụ thể, dự thảo quy định bổ sung tiêu chuẩn của nhà đầu tư chiến lược phải là nhà đầu tư có cùng ngành nghề kinh doanh chính với doanh nghiệp cổ phần hóa, có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 02 năm gần nhất tính đến thời điểm đăng ký mua cổ phần phải có lãi và vốn chủ sở hữu trên báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán độc lập phải đảm bảo có đủ nguồn để mua số lượng cổ phần đăng ký mua.

Trường hợp chỉ có 01 nhà đầu tư chiến lược đăng ký mua thì không tổ chức bán thỏa thuận cho nhà đầu tư chiến lược mà chuyển sang bán đấu giá công khai cùng với các nhà đầu tư thông thường khác.

Việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược phải thực hiện đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược với nhau trên Sở giao dịch chứng khoán và thực hiện bán đấu giá sau cuộc đấu giá công khai (không áp dụng hình thức bán trước cho nhà đầu tư chiến lược và bỏ quy định mức khống chế số lượng tối đa 03 nhà đầu tư nhà đầu tư chiến lược tại mỗi doanh nghiệp).

Việc sửa đổi các quy định này xuất phát từ quy định hiện hành, nhà đầu tư chiến lược mua cổ phần tại doanh nghiệp cổ phần hóa có nghĩa vụ phải cung cấp các nguồn lực theo cam kết cho doanh nghiệp nhưng không được bán cổ phiếu trong vòng 05 năm dẫn tới quyền lợi của các nhà đầu tư chiến lược bị hạn chế so với nghĩa vụ phải thực hiện.

Hơn nữa, việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược có thể thực hiện thỏa thuận trước cuộc đấu giá công khai ra công chúng với tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược do Ban chỉ đạo cổ phần hóa trình cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa phê duyệt chưa đảm bảo tính công khai, minh bạch cũng như dễ dẫn đến thất thoát vốn nhà nước.

Thực tế trong thời gian qua, có doanh nghiệp cổ phần hóa không xác định cụ thể nhà đầu tư có tiềm năng (công nghệ, thị trường, vốn...) tham gia mua cổ phần nhưng vẫn phát triển tốt (như Sabeco...); một số doanh nghiệp chỉ có 01 nhà đầu tư chiến lược đăng ký tham gia mua cổ phần, sẽ thực hiện bán theo phương thức thỏa thuận trực tiếp cũng dẫn đến dễ thất thoát vốn của Nhà nước và không đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch và thị trường trong quá trình cổ phần hóa.

Mặt khác, Nghị định số 116/2015/NĐ-CP đã không còn quy định tỷ lệ khống chế số lượng cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược (theo Nghị định 59/2011/NĐ- CP thì tỷ lệ cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược không vượt quá 50% số cổ phần bán ra bên ngoài).

Như vậy, các nhà đầu tư nếu cần mua cổ phần sẽ thực hiện tham gia đấu giá mà không cần phải tiến hành các thủ tục xây dựng tiêu chí lựa chọn, xây dựng các cam kết để trở thành nhà đầu tư chiến lược; sau khi mua cổ phần, nhà đầu tư sẽ căn cứ tỷ lệ vốn góp để tham gia quản trị doanh nghiệp theo điều lệ công ty cổ phần./.

Nguyễn Phượng

分享到: