您现在的位置是:World Cup >>正文

【bingdaso】Hiểm hoạ tại bến khách ngang sông

World Cup972人已围观

简介(CMO) Hiện tại các bến khách ngang sông trên địa bàn xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, phương tiện không t ...

Báo Cà Mau(CMO) Hiện tại các bến khách ngang sông trên địa bàn xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, phương tiện không trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ cho hành khách như: phao nổi, áo phao, phao tròn…, có chăng chỉ là vài cái áo phao cũ kỹ được cột chặt hai bên vách phà. Nếu như xảy ra sự cố, rất khó để hành khách trang bị kịp thời, khi ấy chắc chắn sẽ xảy ra những hệ luỵ mà cả chủ phương tiện và hành khách đều không mong muốn.

Theo quan sát của chúng tôi, chủ các bến phà cũng không yêu cầu hành khách phải mặc áo phao mỗi khi sang sông. Thậm chí vào giờ cao điểm, các phương tiện còn chở quá tải, nhiều hành khách và xe gắn máy chen lấn cả bên ngoài vĩ phà, rất nguy hiểm.

Các bến phà trên địa bàn xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển luôn trong tình trạng quá tải và không trang bị áo phao, gây nguy hiểm cho hành khách mỗi khi sang sông Rạch Gốc.

Anh Phan Văn Nam (ngụ ấp Ô Rô, xã Tân Ân) bộc bạch: "Hằng ngày chúng tôi vẫn thường xuyên qua lại trên các chuyến phà sang sông Rạch Gốc, nhưng có thấy ai trang bị áo phao gì đâu, mà trang bị để làm gì, sang sông chỉ vài phút thôi mà, có sao đâu".

Ông Tô Trí Dũng, cán bộ phụ trách giao thông - thuỷ lợi xã Tân Ân, cho biết, chính quyền địa phương nhiều lần kết hợp với cơ quan chức năng kiểm tra việc trang bị phương tiện bảo hộ cho hành khách tại các bến phà và các phương tiện đò ngang, nhiều trường hợp bị cơ quan chức năng lập biên bản, cho làm cam kết không tái phạm. Thế nhưng, chủ các phương tiện vẫn thờ ơ trong vấn đề này.
Xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển là một xã đảo, nằm tách biệt với đất liền và được ngăn cách bởi sông Rạch Gốc. Với đặc thù là vùng sông nước, hệ thống sông ngòi chằng chịt, điều kiện đi lại của người dân chủ yếu bằng phương tiện thuỷ và việc tham gia giao thông bằng đò, phà rất thường xuyên. Trong khi các chuyến phà sang sông đều không trang bị dụng cụ cứu hộ, phương tiện nhỏ, thô sơ, cũ kỹ vẫn ngang nhiên hoạt động trên sông trong mùa mưa bão, chở theo nhiều người mỗi khi sang sông.

Chính điều đó tiềm ẩn nguy cơ tai nạn rất lớn. Không chỉ chủ phà không quan tâm đến việc yêu cầu hành khách mặc áo phao mà ngay cả những hành khách đi trên phà cũng không quan tâm đến vấn đề này.
Phó trưởng Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Ngọc Hiển Dương Khởi cho biết, bước vào mùa mưa bão, việc sóng to, gió lớn kèm theo lốc xoáy trên sông là rất phổ biến. Việc đảm bảo an toàn giao thông tại các bến khách ngang sông trên địa bàn huyện Ngọc Hiển rất cần thiết. Vì vậy, sắp tới Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện sẽ kết hợp với chính quyền địa phương tiến hành kiểm tra việc thực hiện Nghị định 132/2015/NĐ-CP ngày 25/12/2015 của Chính phủ tại các bến khách ngang sông trên địa bàn huyện. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện sai phạm sẽ xử lý nghiêm và sẽ không có việc nhắc nhở hay nhân nhượng”.
Thời gian qua, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa trên địa bàn huyện Ngọc Hiển luôn trong tình trạng đáng báo động, những hiểm hoạ luôn rình rập tại các bến khách ngang sông. Hơn lúc nào hết, ngành chức năng cần kiểm tra, xử lý nghiêm vấn đề này để Nghị định 132 của Chính phủ sớm đi vào cuộc sống.

Bài và ảnh: TRẦN NGUYỄN

Tại Khoản 2, Điều 27, Nghị định 132/2015/NĐ-CP ngày 25/12/2015 của Chính phủ quy định phạt tiền từ 100.000-200.000 đồng đối với hành khách khi sang sông bằng đò ngang, phà mà không mặc áo phao hay không trang bị dụng cụ cứu sinh cá nhân.

Đồng thời, nghị định cũng quy định xử phạt hành chính những trường hợp chủ phương tiện, đò ngang nếu đưa khách sang sông mà không trang bị phương tiện bảo hộ cứu sinh cho hành khách thì sẽ phạt tiền từ 200.000 đồng đến 4 triệu đồng (tuỳ theo loại phương tiện chở khách) nếu để xảy ra tình huống nguy hiểm. Trường hợp lực lượng chức năng phát hiện chủ phà, đò ngang không trang bị hoặc trang bị không đủ áo phao, dụng cụ cứu sinh cũng sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 3 triệu đồng.

 

Tags:

相关文章