当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【kết quả bóng đá usa】Bắc miền Trung: Số vụ buôn lậu phát sinh cao nhất cả nước

bac mien trung so vu buon lau phat sinh cao nhat ca nuoc

Mỗi năm,ắcmiềnTrungSốvụbuônlậuphátsinhcaonhấtcảnướkết quả bóng đá usa lực lượng kiểm soát Hải quan Quảng Trị phát hiện, xử lý số vụ việc phát sinh cao nhất trên địa bàn. Ảnh: Quang Hùng​​​.

Mỗi ngày phát sinh 103 vụ vi phạm

Theo ghi nhận của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, trên địa bàn khu vực Bắc miền Trung (gồm các tỉnh: Thanh Hóa; Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa-Thiên Huế) nổi lên hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép gỗ, các sản phẩm từ gỗ; gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu; sản xuất kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng. Trong đó, tình trạng buôn lậu, vận chuyển, kinh doanh trái phép khá đa dạng chủng loại gồm: Thuốc lá, rượu, bia, pháo nổ, vật liệu nổ, ma túy, than, khoáng sản, hàng điện tử, hàng gia dụng, dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm bẩn, thực phẩm chức năng, đường cát…

Lợi dụng địa hình rừng núi, đường mòn, sông suối và quan hệ thân tộc của cư dân hai bên biên giới, các đối tượng tìm mọi cách để buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Trong lĩnh vực XNK, các chính sách tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, chuyển cảng qua lãnh thổ Việt Nam đi các nước có chung đường biên giới, sau đó thẩm lậu hàng hóa vào Việt Nam… Đáng lưu ý, xuất hiện đối tượng làm giả giấy tờ để chiếm đoạt tiền thuế GTGT.

Không chỉ phức tạp ở khu vực biên giới, trong nội địa, tuyến quốc lộ, đường sắt đi qua các tỉnh Bắc miền Trung thường được đối tượng buôn lậu nhắm tới để trung chuyển hàng hóa nhập lậu, hàng giả, kém chất lượng. Ngoài ra, lợi dụng nhận thức thiếu hiểu biết của một bộ phận quần chúng nhân dân để sản xuất, quảng cáo, buôn bán xăng dầu, thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng và các loại sản phẩm tiêu dùng thiết yếu không rõ nguồn gốc hoặc gia công, thậm chí pha trộn, làm nhái, dán bao bì, nhãn mác của các thương hiệu nổi tiếng… đưa về vùng sâu, vùng xa tiêu thụ.

Tính riêng trong năm 2017 và quý I/2018, lực lượng chức năng 6 tỉnh khu vực Bắc miền Trung phát hiện, xử lý 47.069 vụ, mỗi ngày phát sinh 103 vụ vi phạm, chiếm 16% số vụ việc do lực lượng chức năng cả nước bắt giữ (số vụ việc trung bình trong năm 2017 là 225.824 vụ vi phạm-PV).

Cũng qua thống kê cùng thời điểm trên, các lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý 42.576 vụ buôn lậu, mua bán, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng giả (ma túy, pháo nổ, vật liệu nổ, đường cát, thuốc lá điếu nhập lậu…), trong đó khởi tố hình sự 1.115 vụ và xử lý vi phạm hành chính 4.416. Về kinh doanh, vận chuyển xăng dầu kém chất lượng có 541 vụ vi phạm (khởi tố hình sự 1 vụ, xử lý vi phạm hành chính 540 vụ); 243 vụ kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng…

Theo đánh giá của Văn phòng Thường trực, Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh khu vực Bắc miền Trung đã nghiêm túc quán triệt và triển khai có hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia: Nghị định, Chỉ thị; các Công điện, kế hoạch đấu tranh theo tuyến, mặt hàng trọng điểm. Đơn cử như Nghị quyết số 41 về đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới; Chỉ thị số 30 về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu thuốc lá... tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo điều hành.

Văn bản pháp quy còn thiếu đồng bộ, thống nhất

Đại diện Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh Bắc miền Trung đã phản ánh về tình trạng thiếu đồng bộ, thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật, quản lý và xử lý vi phạm trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung còn chậm gây chồng chéo, khó khăn cho lực lượng chức năng trong công tác xử lý. Cụ thể, quy định liên quan đến xử lý hành vi lợi dụng chính sách của Nhà nước để chiếm đoạt tiền thuế GTGT; lợi dụng hóa đơn bán hàng để hợp thức hóa hàng nhập lậu; vấn đề bảo quản các tang vật vi phạm, việc xử lý các phương tiện vi phạm hành chính… Mặt khác, chế tài xử phạt còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe; phương tiện kỹ thuật trang bị cho các lực lượng thực hiện nhiệm vụ còn thiếu; việc vận chuyển, bảo quản, lấy mẫu giám định tang vật là các mặt hàng xăng dầu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… rất phức tạp, kéo dài, gây khó khăn cho hoạt động điều tra, xác minh và xử lý tang vật vi phạm của cơ quan chức năng. Hơn nữa, quá trình xử lý các vụ vi phạm liên quan đến đường dây, ổ nhóm buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả còn chậm, nhiều vụ không tìm ra đối tượng cầm đầu. Bên cạnh đó, công tác phối hợp, trao đổi, cung cấp, chia sẻ thông tin giữa các lực lượng còn hạn chế, chưa kịp thời, hiệu quả chưa cao.

Các địa phương đề xuất trích kinh phí thu được từ công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, trang cấp phương tiện kỹ thuật cần thiết cho lực lượng chức năng để đảm bảo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ giao. Riêng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các địa phương có giải pháp thống nhất bảo quản, xử lý tiêu hủy tang vật là phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng bị tịch thu và hướng dẫn địa phương thực hiện. Trong lĩnh vực XNK, cơ quan Hải quan phối hợp với các lực lượng chức năng nước láng giềng nắm tình hình số hàng hóa tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, chuyển cảng qua lãnh thổ Việt Nam đi các nước có chung đường biên giới, nhất là mặt hàng rượu ngoại, thuốc lá điếu… Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố trong khu vực chủ động trao đổi thông tin, đánh giá thực trạng tình hình, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp công tác, kịp thời khắc phục những sở hở, thiếu sót.

Năm 2017 và quý I/2018, lực lượng chức năng 6 tỉnh Bắc miền Trung đã phát hiện, xử lý 47.069 vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; thu nộp ngân sách nhà nước (xử phạt vi phạm hành chính, bán hàng tịch thu và truy thu thuế) 1.004,5 tỷ đồng; khởi tố hình sự 1.180 vụ/1.393 đối tượng.

分享到: