当前位置:首页 > World Cup

【thứ hạng của sheriff tiraspol】Điểm tin sáng 18

Cùng những tin tức khác,Điểthứ hạng của sheriff tiraspol mời Quý độc giả theo dõi:Người đẹp Đan Mạch đăng quang Miss Universe 2024; Apple bị đòi bồi thường gần 4 tỉ USD vì 'bẫy' người dùng mua iCloud; Thủ đô New Delhi của Ấn Độ đã được ghi nhận là thành phố ô nhiễm nhất thế giới; Nhóm nhạc khiếm thính Hàn Quốc được truyền thông quốc tế ghi nhận.

FIFA sẽ có công nghệ mới thay thế VAR

6 năm kể từ khi VAR được đưa vào sử dụng tại World Cup 2018, FIFA mới đây đã công bố kế hoạch cách tân công nghệ hỗ trợ trọng tài này bằng một công nghệ khác mang tên FVS.

FVS là gì ? Về cơ bản, đó vẫn là một hệ thống hỗ trợ trọng tài trên sân bằng các máy quay camera và nhóm trọng tài trong phòng. Với VAR, các trọng tài trong phòng sẽ điều hành chính, phát hiện những quyết định sai lầm của trọng tài trên sân, để rồi hỗ trợ trọng tài chính nhìn nhận lại các tình huống một cách chính xác hơn.

Còn với FVS, quyền xem lại những tình huống tranh cãi giờ đây được trao vào tay HLV các đội bóng. Mô hình này gần tương tự với "challenge" ở quần vợt, khi các tay vợt được phép khiếu nại tối đa 3 lần trong mỗi set.

mỗi đội bóng sẽ có tối đa 2 lần khiếu nại trong trận đấu. Con số khá ít, nhưng hiện nay FIFA mới trong giai đoạn thử nghiệm. Nhìn chung, đây là một thay đổi hợp lòng người, dựa theo đề xuất của cả giới chuyên môn lẫn người hâm mộ.

6 năm kể từ khi VAR xuất hiện chính thức, tính công bằng mà công nghệ hỗ trợ trọng tài này hứa hẹn vẫn không được đảm bảo. Từ VAR cho đến cả SAOT (công nghệ bắt việt vị bán tự động), nhìn chung việc quyết định vẫn hoàn toàn nằm trong tay con người.

Trong quá khứ, mỗi khi trọng tài bắt sai, các CĐV sẽ đánh giá thấp năng lực của giới cầm còi, đồng thời nghi ngờ việc dàn xếp tỉ số. Từ ngày VAR xuất hiện, những mối nghi ngờ đó chỉ ngày một lớn hơn.

Công nghệ FVS hứa hẹn sẽ giúp các giải đấu giảm thiểu được chi phí vận hành, khi số lượng thành viên trong tổ VAR được giảm từ 4 còn 1-2 người (theo như những thử nghiệm thời gian qua). Người điều hành các camera trong phòng VAR thậm chí không cần phải là trọng tài, mà chỉ cần là một nhân viên kỹ thuật.

Người đẹp Đan Mạch đăng quang Miss Universe 2024

Victoria Kjær Theilvig đã mang về danh hiệu Hoa hậu Hoàn vũ đầu tiên cho Đan Mạch trong lịch sử 73 năm của cuộc thi.

Hoa hậu Kỳ Duyên vào top 30 của cuộc thi.

Người đẹp 21 tuổi đến từ Đan Mạch đã vượt qua 124 thí sinh, giành ngôi vị Miss Universe trong chung kết diễn ra tại Mexico sáng 17/11.

Tân hoa hậu cao 1,73 m, là một vũ công và ca sĩ. Cô đang theo học ngành Marketing và Kinh tế. Victoria đã có chiến thắng thuyết phục trong chung kết với vẻ đẹp lộng lẫy, trình diễn duyên dáng và những câu trả lời ứng xử thông minh, súc tích. Trước chung kết, cô cũng đã được nhiều chuyên trang sắc đẹp dự đoán đăng quang.

Các danh hiệu á hậu thuộc về: Á hậu 1: Nigeria. Á hậu 2: Mexico. Á hậu 3: Thái Lan. Á hậu 4: Venezuela.

Trước đó, top 5 trả lời hai vòng ứng xử. Ở vòng thứ hai, 5 cô gái cùng trả lời câu hỏi chung: "Cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ truyền cảm hứng đến nhiều thế hệ phụ nữ. Bạn muốn nói gì với những người đang theo dõi chương trình?"

Top 30 gồm các thí sinh: Pháp, Ấn Độ, Serbia, Việt Nam, Puerto Rico, Nigeria, Canada, Cuba, Trung Quốc, Nhật Bản, Ai Cập, Mexico, Argentina, Thái Lan, Peru, Macau, Philippines, Ecuador, Bolivia, Malaysia, Nga, Aruba, Phần Lan, Cộng hòa Dominica, Campuchia, Nicaragua, Đan Mạch, Venezuela, Zimbabwe và Chile. Người đẹp Chile thắng giải "Thí sinh được khán giả bình chọn nhiều nhất".

Trong top 30, các thí sinh đến từ châu Á và châu Mỹ chiếm đa số. Người đẹp Cuba làm nên lịch sử khi lần đầu vào top 30 sau khi quốc gia này vắng mặt tại Miss Universe từ năm 1967. Hoa hậu Ai Cập cũng gây chú ý khi là người đẹp mắc bệnh bạch biến đầu tiên tham gia Miss Universe và tiến sâu vào vòng trong. Người đẹp Puerto Rico, Campuchia, Venezuela đều là những phụ nữ đã có con.

Apple bị đòi bồi thường gần 4 tỉ USD vì 'bẫy' người dùng mua iCloud

Hãng Apple đang phải đối mặt với vụ kiện trị giá gần 3 tỉ bảng Anh (3,8 tỉ USD) do vi phạm luật cạnh tranh, liên quan đến việc buộc hàng triệu người dùng Anh sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây của hãng với mức phí cao.

Nhóm bảo vệ người tiêu dùng Anh Which? đã đệ đơn khiếu nại lên Tòa án phúc thẩm giải quyết vấn đề cạnh tranh của Anh. Theo đơn kiện, khoảng 40 triệu khách hàng của Apple tại Anh sử dụng iCloud trong 9 năm qua có thể được hưởng khoản bồi thường trung bình 70 bảng Anh mỗi người nếu vụ kiện thành công.

Trong một tuyên bố, Which? cho rằng Apple đã vi phạm luật cạnh tranh của Anh khi ưu tiên dịch vụ lưu trữ iCloud, "bẫy" khách hàng dùng thiết bị Apple buộc phải dùng iCloud.

Theo tổ chức này, Apple gây khó khăn cho người muốn dùng dịch vụ của các nhà cung cấp thay thế và lợi dụng sự thống trị thị trường để tính phí cao cho người dùng.

Phí đăng ký iCloud hằng tháng dành cho người tiêu dùng Anh đã tăng từ 20% đến 29% vào tháng 6-2023.

Thủ đô New Delhi của Ấn Độ đã được ghi nhận là thành phố ô nhiễm nhất thế giới

Thủ đô New Delhi của Ấn Độ đã được ghi nhận là thành phố ô nhiễm nhất thế giới, khi người dân thức dậy trong bầu không khí dày đặc sương mù và khói bụi, báo hiệu tình trạng khẩn cấp về ô nhiễm không khí nghiêm trọng.

Chỉ số chất lượng không khí (AQI) tại New Delhi đã vượt ngưỡng 1.000 – mức "nguy hiểm" theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới, khiến tầm nhìn bị hạn chế và buộc nhiều chuyến bay bị hủy. Trong bảng xếp hạng ô nhiễm toàn cầu theo thời gian thực của nhóm IQAir (Thụy Sĩ), New Delhi đã vượt qua Lahore của Pakistan để trở thành thành phố ô nhiễm nhất, với AQI trên 1.000. Tuy nhiên, theo Cơ quan Quản lý Ô nhiễm Ấn Độ, chỉ số AQI của New Delhi đo được khoảng 350 vào thời điểm đó.

Với chỉ số AQI đo mức độ bụi mịn PM2.5, New Delhi đã ghi nhận mức độ ô nhiễm gấp 30-35 lần giới hạn an toàn của WHO. Đây là lần đầu tiên trong năm nay AQI tại New Delhi vượt mốc 1.000, khiến thành phố ngập trong làn khói mù dày màu xám vàng.

Nhóm nhạc khiếm thính Hàn Quốc được truyền thông quốc tế ghi nhận

Rolling Stone vừa có bài viết độc quyền với tựa đề "Gặp gỡ Big Ocean, nhóm nhạc Kpop đang phá vỡ mọi rào cản". Bài viết đã giới thiệu các thành viên của nhóm bao gồm Chanyeon, Hyunjin và Jiseok và nhấn mạnh rằng, "Big Ocean không phải là nhóm nhạc Kpop thông thường. Họ đã tạo nên lịch sử vào ngày 20/4, Ngày Người khuyết tật của Hàn Quốc, khi ra mắt với tất cả các thành viên đều là người khiếm thính".

Nhóm vừa phát hành mini album Follow gồm ca khúc chủ đề Flow và các đĩa đơn đã phát hành trước đó là Glow, Blow và Slow. Flow là bài hát tiếng Anh đầu tiên của nhóm, được sản xuất bởi nhạc sĩ người Mỹ Mark Batson, người 3 lần đạt giải Grammy, đã từng hợp tác với các ngôi sao lớn như: Eminem, Beyonce...

Video ca nhạc Flow được quay tại Viện Quốc gia dành cho Thanh thiếu niên khiếm thính ở Paris. Đây cũng là ngôi trường đầu tiên trên thế giới dành cho học sinh khiếm thính, được thành lập vào những năm 1750. Video ca nhạc có cảnh ba thành viên nhảy cùng 100 người tham gia, mang đến một màn trình diễn xúc động.

Bảo Nam tổng hợp

分享到: