【kết quả afc】Bộ Tài chính ký kết các chương trình hợp tác với WHO, UNCTAD và IRU
Đây là chương trình nghị sự nằm trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế tại Thụy Sĩ, Bỉ, Liên minh châu Âu (EU), Slovakia và một số tổ chức quốc tế có trụ sở tại Geneve. Cũng trong chương trình nghị sự, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, ông Nguyễn Dương Thái đã ký với đại diện Lãnh đạo Liên minh vận tải đường bộ Quốc tế (IRU) thỏa thuận hợp tác, hỗ trợ kỹ thuật giữa Tổng cục Hải quan và IRU.
Đối với lĩnh vực quản lý nợ công, UNCTAD đã hợp tác với Bộ Tài chính từ năm 1995 thông qua việc cung cấp Hệ thống Quản lý nợ và Phân tích tài chính (DMFAS) cùng với các hoạt động đào tạo và tổ chức hội thảo. Hiện nay, tại Bộ Tài chính đang sử dụng phiên bản DMFAS 5.3 trong quản lý nợ. UNCTAD đã cung cấp hỗ trợ kỹ thuật về công nghệ trong việc phát triển giao diện giữa DMFAS và Hệ thống Thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS). Ngoài ra, UNCTAD cũng tham gia cùng với Ngân hàng Thế giới (WB) trong các đoàn đánh giá công tác quản lý nợ, cung cấp các khóa đào tạo về công cụ xây dựng chiến lược nợ, chương trình nợ trung hạn.
Trong khi đó, mục tiêu đến khi kết thúc Hỗ trợ kỹ thuật giữa Bộ Tài chính và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là: Lập báo cáo đánh giá về tác động của chính sách thuế thuốc lá hiện nay, cũng như tính toán tác động theo các mô hình tính toán về tiêu thụ thuốc lá, số thu và các kết quả khác. Xây dựng lộ trình tăng thuế thuốc lá để cân bằng mục tiêu về y tế và ngân sách của Việt Nam, làm căn cứ để Bộ Tài chính Việt Nam khuyến nghị thực thi các cải cách thuế thuốc lá. Đề xuất các biện pháp tài khóa khác để Bộ Tài chính Việt Nam tăng cường chính sách thuế đối với thuốc lá, bao gồm cả cở sở tính thuế, biện pháp kiểm soát chuyển giá,…
Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Dương Thái ký thỏa thuận hợp tác với IRU |
Đối với Thỏa thuận hợp tác về hỗ trợ kỹ thuật giữa Tổng cục Hải quan và IRU, IRU sẽ nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp hỗ trợ cho Hải quan Việt Nam các hoạt động hỗ trợ đào tạo về tạo thuận lợi vận tải đường bộ quốc tế, Công ước TIR và các nội dung tương tự.
Bên cạnh đó, cung cấp các cơ hội trao đổi ý kiến và kinh nghiệm với các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp có liên quan; Hỗ trợ nghiên cứu hoặc cùng nhau tiến hành nghiên cứu về các rào cản hiện tại đối với vận tải xuyên biên giới để đề xuất các giải pháp loại bỏ các rào cản nhằm tạo thuận lợi thương mại và kích thích tăng trưởng kinh tế.
Ngoài ra hai bên sẽ hợp tác và điều phối nhằm nâng cao nhận thức về Công ước TIR và các lợi ích của công ước về đơn giản hóa thủ tục hải quan và tạo thuận lợi thương mại tới các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp thông qua các hoạt động truyền thông và quảng bá.