【tỉ số việt nam hôm quả】Vụ ATR72 gãy càng, rơi lốp: Vẫn chưa tìm thấy bánh bên phải bị mất
Trong khi nhà chế tạo máy bay ATR72 đang phải phối hợp với nhà chức trách hàng không Lào điều tra nguyên nhân sự cố rơi máy bay ATR72-600 của hãng hàng không Lao Airlines thì một máy bay ATR72-500 của Vietnam Airlines bất ngờ gặp sự cố nghiêm trọng chưa từng có. Phóng viên Thời báo Tài chính Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Hồ Minh Tấn - Trưởng Phòng Tiêu chuẩn an toàn,ụATRgãycàngrơilốpVẫnchưatìmthấybánhbênphảibịmấtỉ số việt nam hôm quả Cục Hàng không Việt Nam về vấn đề này.
* Thưa ông, chuyến bay VN1673 bằng máy bay ATR72 của Vietnam Airlines đáp xuống sân bay Đà Nẵng chiều qua (21-10) trong tình trạng gãy càng, mất 1 chiếc lốp bên phải nhưng tổ bay không biết, vẫn hạ cánh theo quy trình bình thường và may mắn là vẫn an toàn. Ông đánh giá tính chất vụ việc này thế nào?
- Khi thợ kỹ thuật kiểm tra máy bay tại sân đỗ mới phát hiện tình trạng hỏng hóc nghiêm trọng của máy bay và lập tức báo cáo. Ngay sau đó, chúng tôi đã kiểm tra và xác minh sự việc đúng là như vậy. Đến nay vẫn chưa tìm thấy bánh máy bay bên phải bị mất. Đây là sự việc nghiêm trọng, hi hữu.
Đánh giá ban đầu cho thấy có dấu hiệu gãy chốt lắp bánh phải càng mũi. Trước đó, trong quá trình bay và hạ cánh, tổ bay không có cảm nhận bất thường nên vẫn hạ cánh bình thường. Chỉ khi trả khách xong và lăn vào sân đỗ, nhận thấy có cảm giác nặng hơn nhưng nghi ngờ do gió cạnh lớn hoặc áp suất lốp thấp nên cơ trưởng tăng công suất. Tổ bay đã làm tường trình với hãng hàng không. Ngày mai, Cục Hàng không sẽ phỏng vấn tổ bay để lấy thông tin phục vụ điều tra.
Nếu chủ động phát hiện sự cố, cơ trưởng có thể xử lý khác, cho hạ cánh khẩn cấp. Khi đó, máy bay phải giảm tốc độ tiếp cận bánh mũi chậm hơn bình thường, giữ độ ngóc đầu máy bay ở tốc độ rất chậm rồi mới hạ cánh. 6 tháng một lần, phi công đều phải thực hiện các bài huấn luyện, trong đó có các tình huống chết 1 động cơ, mất 1 càng, mất hệ thống phanh…. nên cũng không khó khăn để vượt qua.
|
* Đến nay đã xác định nguyên nhân sự cố chưa, thưa ông?
- Ngay khi xảy ra sự cố, Cục Hàng không Việt Nam đã lập Nhóm điều tra sự cố máy bay. Hiện nhóm đang thu thập bằng chứng như mảnh vỡ, tài liệu chuyến bay và niêm phong hộp đen để phục vụ công tác điều tra.
Đối với những chiếc ATR72 còn lại của Vietnam Airlines, chúng tôi cũng yêu cầu dừng bay để kiểm tra xem tất cả các chuyến bay trước đó có bị hạ cánh thô hay không, lực tác động đến bánh như thế nào, máy bay ra sao.
Kiểm tra sơ bộ đối với máy bay bị sự cố cho thấy trục lắp bánh xe bị gãy làm bánh xe văng ra. Chúng tôi đang liên hệ với Cơ quan điều tra sự cố tai nạn Pháp để hỗ trợ phân tích kim loại xem lỗi do chế tạo, do mỏi vật liệu hay tác động quá lớn của quá trình khai thác.
Hôm nay (22-10), Cục Hàng không Việt Nam cũng thông báo chính thức cho nhà sản xuất máy bay Pháp ATR và Cục Hàng không Pháp để họ hạn chế hỏng hóc tương tự đối với đội bay ATR72 toàn cầu. Đây là quy định của tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế.
* Thưa ông, sự cố nghiêm trọng đối với máy bay ATR72 của hãng hàng không Vietnam Airlines ngày hôm qua (21-10) xảy ra ngay khi tai nạn rơi máy bay ATR72 làm 48 người chết ở Lào vẫn chưa kết thúc điều tra tìm nguyên nhân. Do đó, dư luận rất lo ngại về tính an toàn của loại máy bay ATR72. Từ góc độ của người làm công tác an toàn hàng không, ông nhìn nhận sự việc này thế nào?
- Máy bay của Vietnam Airlines là loại ATR72-500, còn chiếc máy bay rơi Lào là ATR72-600 thuộc đời mới hơn và cùng được sản xuất tại Pháp bởi ATR. Cả 2 sự việc đều đang trong quá trình điều tra, chưa thể đưa ra kết luận nhưng đánh giá sơ bộ thì tính chất của 2 sự việc hoàn toàn khác nhau.
Cụ thể, tai nạn rơi máy bay ở Lào có yếu tố tác động rất lớn do thời tiết xấu. Còn sự cố máy bay của Vietnam Airlines phần lớn là do lỗi cơ học của 1 chi tiết, bộ phận máy bay. Rất có thể đây là lỗi chế tạo, tính mỏi vật liệu hoặc cũng có thể do tác động quá lớn của một lực nào đó trong quá trình khai thác. Là lỗi cơ học thì có khả năng khắc phục.
* Thưa ông trong thực tế, mỗi loại máy bay khác nhau có thể mắc 1 lỗi kỹ thuật đặc trưng thường gặp. Lỗi này có thể được khắc phục triệt để trong thời gian thử nghiệm, bay trình diễn nhưng cũng có khi đưa vào khai thác thương mại hàng loạt mới bộc lộ hết. Vậy máy bay ATR72 có thường gặp lỗi kỹ thuật gì không?
- Trước hết phải khẳng định loại máy bay ATR72 rất an toàn, được khai thác ở Việt Nam từ năm 1992, đến nay kinh nghiệm bảo dưỡng, khai thác rất tốt. Về đặc tính của loại máy bay này thì thường mắc một số lỗi như rỉ sét ở buồng hàng rồi ăn vào các vị trí khác.
Nguyên nhân là do điều kiện khí hậu của Việt Nam là khí hậu biển có nhiều hơi nước ẩm. Tầm bay của ATR72 lại thấp, nhiều mây nên tích tụ hơi nước. Hơn nữa, đây là máy bay khai thác vùng biển đảo muối mặn, thường chở hàng hóa có chất lỏng nên khả năng tích tụ hơi nước càng cao. Vietnam Airlines đã đưa đặc tính này vào chương trình bảo dưỡng nhằm ngăn ngừa, phòng chống rỉ sét đối với máy bay ATR72.
* Đi máy bay ATR72 thường rung lắc, nhất là khi thời tiết xấu khiến cho hành khách có cảm giác bay với ATR72 không được an toàn như các loại máy bay hiện đại khác không. Điều này có đúng không, thưa ông?
- Suy nghĩ của hành khách như vậy cũng là lẽ thường. Vì ATR72 là loại máy bay cánh quạt, chỉ hoạt động trong khu vực, đường bay ngắn, bay ở tầm thấp với độ cao tối ưu khoảng 6.000 m. Ở mực bay này gặp nhiều mây, điều kiện khí quyển ít ổn định so với độ cao của các máy bay hiện đại có tourbin phản lực nên độ rung lắc cao hơn.
Nhưng nhà thiết kế đã tính toán thiết kế phù hợp để giảm độ rung, tiếng ồn cho máy bay ATR72 và càng ở thế hệ máy bay đời sau, nhược điểm này càng được khắc phục triệt để.
Còn về độ an toàn thì ATR72 rất an toàn, đây là sự cố lớn đầu tiên sau 21 năm khai thác loại máy bay này ở Việt Nam. Đội bay ATR72 của Vietnam Airlines hiện nay đều là máy bay ATR72-500 thế hệ mới, tuổi trung bình là 5 - 6 năm.
* Xin cảm ơn ông!
Đội bay ATR72 của Vietnam Airlines được khai thác trở lại Sáng nay (22-10), Vietnam Airlines thông báo đã hoàn tất kiểm tra tính tuân thủ các quy trình bảo dưỡng và trạng thái của các cụm càng mũi và càng chính đối với toàn bộ các máy bay còn lại của đội tàu bay ATR72 tại 2 cơ sở kỹ thuật của hãng ở Hà Nội và TP HCM. Riêng đối với càng mũi, hãng đã cùng chuyên gia nước ngoài tiến hành kiểm tra “không phá huỷ” tất cả các trục, tức là sử dụng các phương pháp kiểm tra bằng vòng xoáy, sóng âm, từ tính... không can thiệp trực tiếp đến bộ phận được kiểm tra và sẵn sàng đưa các máy bay này vào khai thác từ 5 giờ sáng. Đội bay ATR72 của Vietnam Airlines hiện có 16 chiếc, đều là máy bay thế hệ mới ATR72-500 có tuổi trung bình 5 tuổi. Hãng đang trực tiếp khai thác 14 chiếc, 2 chiếc cho hãng hàng không Cambodia Angkor Air (Campuchia) thuê. |
Bùi Tô
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Xuất cấp hơn 1.128 tấn gạo dự trữ quốc gia cho tỉnh Gia Lai dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt
- ·Tuyển Việt Nam thắng Myanmar tại trận cuối cùng vòng bảng AFF Cup
- ·Loạt sai phạm tại Dự án nuôi cá rô phi Israel công nghệ cao của Công ty cổ phần Synot Asean
- ·Tin chuyển nhượng 5/1: MU giữ Harry Maguire, Barca giảm giá Ansu Fati
- ·Lumia 950 XL bản demo bị Microsoft thu hồi vì lỗi phần cứng
- ·Cấp cơ sở phải giải trình cho dân về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- ·Kiện toàn Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm
- ·Lắt léo hơn 600 tỷ đồng các khoản phải thu khó đòi của VNSteel
- ·5 phút sáng nay 4
- ·Dâng hương và đặt vòng hoa tại Nghĩa trang Liệt sỹ TP.Huế
- ·Công an Hà Nội thông tin về vụ cháy chung cư mini
- ·SHB tạm ‘khóa’ room ngoại ở mức 10%
- ·Đặng Văn Lâm được thầy Park dặn dò trước trận bán kết AFF Cup
- ·Phái sinh: Các hợp đồng tương lai quay đầu tăng điểm mạnh
- ·37 triệu người dùng sẽ không thể truy cập Internet từ 1/1/2016
- ·Kho ngoại quan xăng dầu Vân Phong tiếp tục hoạt động theo Thông tư 88
- ·SSI phát hành thêm 16 mã chứng quyền mới, bổ sung 170 triệu chứng quyền cho thị trường
- ·Người thiết kế lá cờ Giải phóng
- ·Công ty tổ chức đấu giá biển số xe hưởng thù lao như thế nào?
- ·Chống thất thu từ trị giá hải quan