【bxh vleage】Sự kiện thế giới nổi bật năm 2015
Những ngày cuối cùng của năm Ất Mùi 2015 sắp trôi qua. 2015 là một năm nhiều thăng trầm khi bên cạnh những mảng màu sáng,ựkiệnthếgiớinổibậtnăbxh vleage tiếng súng chiến tranh vẫn vang lên ở nhiều khu vực, những vụ khủng bố kinh hoàng, bất ổn và căng thẳng địa chính trị gia tăng tại nhiều quốc gia… Sau đây là 5 sự kiện thế giới nổi bật có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều quốc gia trong năm 2015 do Chất Lượng Việt Nam bình chọn.
Khủng hoảng di cư châu Âu
Trong năm 2015, đã có hơn 1 triệu người di cư và tị nạn đổ vào châu Âu. Phần lớn là thường dân bỏ nhà cửa đi tránh bạo lực và chết chóc ở Syria, Afghanistan và Iraq. Cuộc khủng hoảng đã dẫn tới những bi kịch khủng khiếp bởi có hơn 3.000 người thiệt mạng trên đường tới “thiên đường châu Âu”. Cơn bão di cư và tị nạn đe dọa hệ thống đi lại tự do Schengen khi nhiều quốc gia châu Âu phải tạm thời khôi phục kiểm soát biên giới.
Hình ảnh cậu bé tị nạn chết đuối bên bờ biển đã trở thành biểu tượng cho một trong những sự kiện nổi bật nhất năm 2015
Cuộc khủng hoảng cũng gây ra những bất đồng sâu sắc giữa các nước Bắc và Tây Âu chủ trương đón nhận người di cư với một số quốc gia Đông Âu và Balkan quyết phản đối dữ dội chính sách này. Những tranh cãi và bất đồng đã tiếp năng lượng cho các phong trào chính trị dân tộc cực đoan, cực hữu, bài ngoại nổi lên ở châu Âu.
Sự trỗi dậy của Nhà nước Hồi giáo (IS)
Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã mở rộng mạng lưới hoạt động với nhiều nhánh và phần tử tham gia ở khắp nơi trên thế giới. Khủng bố IS không chỉ kiểm soát một phần lãnh thổ của Syria và Iraq mà còn ‘vươn vòi’ sang Libya, Ai Cập, Nigeria và nhiều khu vực khác tại châu Phi. Ngày càng nhiều nhóm thánh chiến thề trung thành với IS khiến ảnh hưởng của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan trải dài tới Afghanistan, Indonesia, Pakistan, Algeria, Malaysia, Philippines…
Trong năm 2015, IS đã nhận trách nhiệm gây ra hàng loạt vụ khủng bố đẫm máu tại nhiều khu vực trên thế giới như đặt bom gây ra vụ rơi máy bay Nga thảm khốc ở Ai Cập hôm 31/10 làm 224 người chết, 6 vụ khủng bố liên hoàn tối 13/11 làm rung chuyển thủ đô Paris nước Pháp, cướp đi sinh mạng của 130 người hay vụ xả súng ở California ngày 3/12 khiến nước Mỹ bàng hoàng.
Sự bành trướng của khủng bố IS đánh dấu một năm 2015 với nhiều sự kiện thế giới đẫm máu
Không dừng lại ở đó, các nhóm khủng bố khét tiếng khác khác như al-Qaeda, mặt trận Al-Nusra, Boko Haram… cũng đã gây ra hàng loạt các vụ tấn công kinh hoàng ở Yemen, Nigeria, Iraq, Afghanistan, Lebanon,…
Không chỉ hoạt động tại các điểm nóng Trung Đông hay tấn công nhằm vào các quốc gia phương Tây, năm 2015 chủ nghĩa cực đoan đã gõ cửa châu Á. Điển hình là vụ phiến quân Duy Ngô Nhĩ đánh bom ngôi đền Erawan, trung tâm thủ đô Bangkok, Thái Lan đã khiến 20 người thiệt mạng và 80 người khác bị thương.
Tình hình Biển Đông tiếp tục căng thẳng, phức tạp
Tình hình Biển Đông trong năm 2015 tiếp tục căng thẳng, phức tạp khi Trung Quốc ngày càng lộ rõ âm mưu chiếm toàn bộ Biển Đông. Năm qua, Trung Quốc tăng tốc hoạt động bồi lấn, xây đảo nhân tạo trái phép trên bảy bãi đá và bãi cạn nửa chìm nửa nổi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhằm làm thay đổi hiện trạng Biển Đông. Đồng thời, Trung Quốc đang xây nhiều cơ sở quân sự và ba đường băng 3.000m trên các đảo nhân tạo bất hợp pháp này.
Tình hình Biển Đông tiếp tục được xếp hạng trong danh sách sự kiện thế giới nổi bật năm 2015
Hành vi gây hấn của Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Đông Nam Á và cộng đồng quốc tế. Hồi tháng 10, Mỹ triển khai tàu khu trục tên lửa tuần tra gần các đảo nhân tạo bất hợp pháp để phủ nhận đòi hỏi chủ quyền vô lý của Trung Quốc. Sau đó đến lượt máy bay ném bom B-52 của Mỹ và máy bay tuần tra Australia áp sát các đảo nhân tạo.
Những diễn biến mới liên quan đến tình hình Biển Đông đã làm nóng các diễn đàn an ninh trong khu vực như Đối thoại Shangrila 2015 và Hội nghị tương lai châu Á.
Thỏa thuận lịch sử chống biến đổi khí hậu
Ngày 12/12, tại Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP21), đại diện của 196 bên tham gia đã chính thức thông qua thỏa thuận lịch sử nhằm ngăn chặn tình trạng ấm lên của Trái Đất, với mục tiêu quan trọng nhất là giữ nhiệt độ Trái Đất không tăng quá 2 độ C so với thời điểm tiền công nghiệp cuối thế kỷ 19, đồng thời kèm theo khuyến nghị quyết tâm đạt được mức 1,5 độ C.
Tình trạng ô nhiễm không khí đang ngày càng nghiêm trọng ở nhiều nước, đặc biệt là Trung Quốc
Thỏa thuận này sẽ phát huy hiệu lực từ sau năm 2020, kết thúc sự tranh cãi kéo dài nhiều năm giữa các nước giàu và nước nghèo trong việc thực hiện chiến dịch trị giá hàng nghìn tỷ USD nhằm đối phó với tác động của biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, thành công của thỏa thuận này còn phụ thuộc vào việc từng quốc gia sẽ thực hiện những biện pháp giảm khí thải, bớt phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch như thế nào. Thêm vào đó, giới chuyên gia cảnh báo những cam kết này cũng là chưa đủ để ngăn chặn nhiệt độ Trái Đất tăng hơn 2 độ C.
Nga can thiệp vào tình hình Syria
Cuộc chiến tại Syria không còn bó hẹp trong khuôn khổ một cuộc nội chiến giữa phe nổi dậy và chính phủ, mà còn kéo theo hệ quả địa chính trị rộng lớn hơn, với sự tham gia của các cường quốc, bao gồm Nga, Mỹ và liên minh chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) gồm hàng chục quốc gia và nhiều nhóm vũ trang đối lập khác.
Ngày 30/9/2015, Nga tiến hành đợt không kích đầu tiên tại chiến trường Syria, làm thay đổi cục diện chiến trường, nâng tầm ảnh hưởng trong khu vực, đồng thời làm lu mờ vai trò của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố IS.
Là một trong những sự kiện thế giới nổi bật nhất 2015, tình hình chiến sự Syria đã châm ngòi cho nhiều căng thẳng địa chính trị
Tình hình càng trở nên phức tạp khi vào ngày 24/11, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ chiến đấu cơ Su-24 của Nga ở khu vực biên giới với Syria, với cáo buộc máy bay Nga vi phạm không phận. Tuy nhiên, Nga bác bỏ cáo buộc trên, khẳng định máy bay Su-24 đang làm nhiệm vụ trong không phận Syria và tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải hối hận vì hành động này.
Ngay lập tức, vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Nga đã làm dấy lên căng thẳng giữa hai quốc gia. Nga đã ban bố hàng loạt các biện pháp cấm vận về kinh tế đối với Thổ Nhĩ Kỳ, cảnh báo sẽ tung bằng chứng giới chức Ankara giao dịch với khủng bố IS.
Phan Huyền (T/h)
Lãnh đạo UBND phường Mỹ Đình 1 làm ngơ cho sai phạm?
-
"Đinh RúĐề minh hoạ môn Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT 2025Bi kịch thiên tài có IQ cao hơn Albert Einstein, 11 tuổi đỗ ĐH HarvardTỉnh nào có nhiều thành phố nhất Việt Nam hiện nay?TP.HCM mưa lớn từ chiều đến tối, nhiều tuyến đường ngập nặngCử tri đề xuất quy định 'dạy thêm là nghề kinh doanh có điều kiện'Tiến sĩ 9X bỏ việc ở Mỹ về Việt NamĐề xuất miễn học phí với con giáo viên, các ngành nghề khác thì sao?Tiếp tục nâng cao tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặtĐề minh hoạ môn Hóa học thi tốt nghiệp THPT 2025
下一篇:Truy tìm nhóm thanh niên tông ngã cả gia đình, dọa đánh nạn nhân
- ·Chủ tịch phường ở Hà Nội lý giải việc không chấp hành thổi nồng độ cồn
- ·Giám đốc ĐH Bách khoa Hà Nội kỳ vọng thúc đẩy các nghiên cứu vật liệu tiên tiến
- ·Câu đố gây tranh cãi, chỉ 1% người tìm ra đáp án
- ·Thử thách Tiếng Việt: 'Trực chờ' hay 'chực chờ'?
- ·Nhận định, soi kèo Schalke 04 vs FC Aarau, 19h00 ngày 6/1: Tưng bừng bàn thắng
- ·Ai vừa đỗ trạng nguyên, chưa kịp làm quan đã mất mạng vì cơn ghen của vợ?
- ·Công bố thứ tự thi của 4 thí sinh tranh tài chung kết Đường lên đỉnh Olympia
- ·Đề xuất giáo viên được tăng 1 bậc khi xếp lương lần đầu, Bộ GD&ĐT nêu lý do
- ·Thư rác chiếm 56% tổng số lưu lượng thư điện tử toàn cầu
- ·Du học châu Âu – những chân trời rộng mở
- ·Thử thách Tiếng Việt: 'Xiêu lòng' hay 'siêu lòng'?
- ·Bài toán kiểm tra trí thông minh ai cũng nên thử
- ·Bắt nghi phạm dùng súng cướp ngân hàng ở Tiền Giang
- ·Vị quan nào từng móc họng trả lại bữa ăn cho kẻ hối lộ?
- ·Đề minh hoạ môn Lịch sử thi tốt nghiệp THPT 2025
- ·Bộ GD&ĐT bỏ đề xuất bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10
- ·Ngày 5/1: Giá cà phê trong nước bất ngờ giảm, giá tiêu tăng mạnh
- ·Kỷ luật cảnh cáo giáo viên xin phụ huynh hỗ trợ máy tính
- ·T&T Group trao học bổng tiếp sức sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển
- ·Hang động núi lửa lớn nhất Đông Nam Á nằm ở đâu?
- ·Loạt nhà dân ở TP.HCM bị sụp lún vì robot đào cống thoát nước
- ·Câu đố tìm bóng bi
- ·Từ công nhân trở thành dịch giả nổi tiếng
- ·Bị nhập nhầm điểm, thí sinh trượt trở thành thủ khoa lớp 10
- ·NHNN đã giao room tín dụng cho từng ngân hàng, tiến tới lộ trình bỏ room
- ·Quán quân Olympia 2024: Ấp ủ giấc mơ chinh phục vòng nguyệt quế từ lớp 1
- ·Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo đổi tiền, vay tiền, đáo hạn dịp cận Tết Nguyên đán 2025
- ·Câu đố tìm bóng bi
- ·'Xiêu vẹo' hay 'siêu vẹo', từ nào mới đúng chính tả?
- ·Khởi động cuộc thi hùng biện tiếng Anh
- ·Hà Nội tặng 2 tỷ đồng cho đội tuyển bóng đá nam Việt Nam
- ·Nhiều người tranh cãi: 'Xanh dờn' hay 'xanh rờn'?
- ·Vị vua nào trong sử Việt từng nhận cống phẩm là một con kiến?
- ·'Xiêu vẹo' hay 'siêu vẹo', từ nào mới đúng chính tả?
- ·Thời tiết Hà Nội 29/8: Ngày nắng, nhiệt độ cao nhất 33 độ
- ·Bị nhập nhầm điểm, thí sinh trượt trở thành thủ khoa lớp 10