当前位置:首页 > La liga

【thứ hạng của ngoại hạng armenia】Vì sao Nga sửa đổi học thuyết hạt nhân giữa lúc "nước sôi lửa bỏng"?

Vì sao Nga sửa đổi học thuyết hạt nhân giữa lúc "nước sôi lửa bỏng"?ìsaoNgasửađổihọcthuyếthạtnhângiữalúcquotnướcsôilửabỏthứ hạng của ngoại hạng armenia

(Dân trí) - Nga đã gửi thông điệp cứng rắn tới Ukraine và các nước phương Tây về khả năng đáp trả của Moscow đối với các cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Reuters).

Mikael Valtersson, cựu sĩ quan quân đội Thụy Điển và cựu tham mưu trưởng của đảng Dân chủ Thụy Điển, cho rằng những thay đổi mới nhất trong học thuyết hạt nhân của Nga có thể được thực hiện vì 2 lý do chính.

"Một là để làm rõ hơn rằng, ngay cả các cuộc tấn công từ Ukraine bằng vũ khí thông thường với sự hỗ trợ tích cực của các cường quốc phương Tây cũng sẽ được coi là một cuộc tấn công kết hợp vào Nga", ông Valtersson nói.

"Điều này sẽ tạo cho Nga cơ hội để tuyên bố đây là casus belli (một sự kiện kích động hoặc được sử dụng để biện minh cho một cuộc chiến tranh) và hành động quân sựphòng thủ hợp pháp theo luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc", ông Valtersson nói thêm.

Chuyên gia quân sự Valtersson lập luận rằng động thái này về cơ bản là nỗ lực của Nga nhằm "tăng cường răn đe đối với phương Tây và giảm nguy cơ leo thang của phương Tây ở Ukraine".

"Lý do thứ hai là Nga muốn đưa các đồng minh vào hoạt động răn đe hạt nhân. Điều này phải được xem xét dưới góc độ phê chuẩn gần đây của thỏa thuận hợp tác quốc phòng mới với Triều Tiên, bao gồm một điều khoản tương tự điều 5 của hiệp ước NATO. Điều này quy định việc các bên hỗ trợ quân sự lẫn nhau để bảo vệ nhau trong trường hợp bị các quốc gia khác tấn công", chuyên gia nói thêm.

"Với những thay đổi trong chiến lược hạt nhân của Nga, Nga cho rằng hành động gây hấn với các đồng minh của mình sẽ bị coi là hành động gây hấn với Nga và có thể bao gồm cả phản ứng hạt nhân. Học thuyết hạt nhân của Nga phản ánh thực tế là Nga có đồng minh chính thức", ông Valtersson nhận định.

Vì các hành động của Nga khiến NATO không còn là khối quân sự duy nhất trên thế giớihậu Chiến tranh Lạnh mà các thành viên "được đưa vào một ô hạt nhân chung", ông Valtersson cho rằng diễn biến này có cả ưu và nhược điểm đối với Moscow.

"Điều này khiến Nga trở thành đồng minh đáng chú ý hơn, nhưng cũng khiến Nga rơi vào tình thế bấp bênh hơn, vì giờ đây họ phải thực hiện những nghĩa vụ mạnh mẽ hơn. Việc không thực hiện được những nghĩa vụ này sẽ dẫn đến mất lòng tin rất lớn vào thiện chí hỗ trợ các đồng minh của Nga, và Điện Kremlin tất nhiên biết điều này", ông giải thích thêm.

Theo chuyên gia, điều đó có nghĩa là quyết định thay đổi học thuyết hạt nhân này phải được coi là "thiện chí thực sự của Nga trong việc mở rộng khả năng răn đe hạt nhân của mình sang các đồng minh khác".

"Đây là một tín hiệu rõ ràng cho thấy Nga hiện sẵn sàng đảm nhận các nghĩa vụ cần thiết để trở thành một cường quốc toàn cầu thực sự", ông Valtersson nhấn mạnh.

Tên lửa Nga khai hỏa (Ảnh: Tass).

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 19/11 đã phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi, cho phép hạ ngưỡng răn đe hạt nhân để đáp trả một loạt các cuộc tấn công thông thường.

Theo học thuyết, hoạt động răn đe hạt nhân sẽ nhằm vào "một đối thủ tiềm tàng, có thể bao gồm các quốc gia riêng lẻ và các liên minh quân sự (khối, liên minh) coi Nga là đối thủ tiềm tàng và sở hữu vũ khí hạt nhân và/hoặc vũ khí hủy diệt hàng loạt khác, hoặc có năng lực chiến đấu đáng kể của các lực lượng đa nhiệm".

Học thuyết quy định Nga cũng sẽ tiến hành răn đe hạt nhân đối với các quốc gia cung cấp lãnh thổ, hải phận, không phận và tài nguyên của họ để tấn công Nga.

Học thuyết sửa đổi nêu rõ, bất kỳ cuộc tấn công nào của một cường quốc phi hạt nhân được hỗ trợ bởi một cường quốc hạt nhân sẽ bị coi là cuộc tấn công chung nhằm vào Nga. Bất kỳ cuộc tấn công nào của một thành viên trong khối quân sự cũng sẽ bị coi là cuộc tấn công của toàn bộ liên minh.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, việc sửa đổi học thuyết là cần thiết để phù hợp với bối cảnh chính trị hiện tại. Ông Peskov tuyên bố các đối thủ tiềm tàng của Nga phải hiểu rằng, "đòn đáp trả là không thể tránh khỏi" đối với bất kỳ hành động gây hấn nào chống lại Nga và các đồng minh của Nga.

Người phát ngôn của Tổng thống Putin cũng lưu ý rằng học thuyết được cập nhật cho phép một phản ứng hạt nhân có thể xảy ra trong trường hợp Ukraine sử dụng các tên lửa phi hạt nhân của phương Tây chống lại Nga.

Quan chức Điện Kremlin tái khẳng định Nga luôn duy trì lập trường có trách nhiệm và thực hiện các bước cần thiết để giảm thiểu mối đe dọa hạt nhân và ngăn chặn sự xấu đi của quan hệ quốc tế. Ông nhấn mạnh vũ khí hạt nhân chỉ được Nga coi là giải pháp cuối cùng.

Nhà phân tích quân sự Nga Viktor Litovkin cho biết, học thuyết hạt nhân cập nhật có một số điều khoản đáng chú ý chưa có trong các phiên bản trước đó.

"Đầu tiên, ấn bản năm 2020 của học thuyết không đề cập đến Belarus, nơi chúng ta triển khai vũ khí hạt nhân và nước mà chúng ta đặt dưới chiếc ô hạt nhân của mình. Thứ hai, phiên bản trước của học thuyết không đề cập đến việc Nga được phép sử dụng vũ khí hạt nhân nếu bị tấn công bởi một quốc gia phi hạt nhân được một cường quốc hạt nhân hậu thuẫn", ông Litovkin nhận định.

Theo chuyên gia Nga, đây là cách Moscow gửi cảnh báo trực tiếp tới Mỹ và NATO, những nước cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine.

Học thuyết hạt nhân mới của Nga được công bố cùng thời điểm Tổng thống Mỹ Joe Biden được cho là đã bật đèn xanh cho Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Washington để tấn công lãnh thổ Nga. Ngày 19/11, Ukraine đã phóng tên lửa tầm xa do Mỹ cung cấp vào vùng biên giới Nga, động thái khiến Moscow quan ngại.

Người phát ngôn Điện Kremlin Peskov tuyên bố Moscow có quyền đáp trả hạt nhân sau vụ tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga.

Chuyên gia Tatiana Stanovaya tại Trung tâm Carnegie về Nga và Âu - Á lưu ý rằng, tuyên bố của ông Peskov đánh dấu lần đầu tiên Điện Kremlin thừa nhận rõ ràng "khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân như một phản ứng đối với các cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga bằng tên lửa tầm xa".

"Nói một cách đơn giản, Peskov công khai thừa nhận rằng Điện Kremlin đang cân nhắc khả năng tấn công hạt nhân", chuyên gia nhận định.

Theo Sputnik, Newsweek

分享到: