发布时间:2025-01-11 13:56:50 来源:Empire777 作者:World Cup
>>Thủ tướng: Không giải ngân hết vốn,ếtthángnhiềubộngànhđịaphươngvẫngiảingândướkèo vòng loại euro cương quyết có chế tài xử lý 'đến nơi đến chốn'
Sáng 21/8, báo cáo Thủ tướng tại Hội nghị giao ban trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương trên toàn quốc đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công năm 2020, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, tổng kế hoạch vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2020 là 630.239,9 tỷ đồng (gồm kế hoạch vốn các năm trước chuyển sang là 97.017,2 tỷ đồng, kế hoạch vốn nguồn NSNN năm 2020 là 533.222 tỷ đồng và kế hoạch vốn địa phương giao bổ sung 55.329,6 tỷ đồng). Tuy nhiên, sắp tới con số này có thể tăng do một số địa phương đang có điều chỉnh tăng thêm nguồn vốn.
Hội nghị giao ban trực tuyến đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ chủ trì diễn ra sáng ngày 21/8. Ảnh: VGP |
Thực hiện dự án ODA vẫn gặp nhiều khó khăn
Về tình hình thực hiện giải ngân, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, mức giải ngân trong 7 tháng đầu năm là 223.807 tỷ đồng, đạt 35,5% kế hoạch giao (tính trên kế hoạch 630.000 tỷ đồng). Ước tính đến 31/8/2020, mức giải ngân sẽ đạt 261.437,8 tỷ đồng, bằng 41,48% kế hoạch. Trong đó, vốn năm 2019 đạt 40,88%, vốn năm 2020 đạt 41,59% (trên tổng số 533.000 tỷ đồng). So với cùng kỳ năm ngoái, các con số này đều tích cực hơn.
Tuy vậy, bên cạnh một số bộ, ngành, địa phương có tỷ lệ giải ngân đến 31/8 đạt trên 45%, vẫn còn 31 bộ, ngành và 13 địa phương có tỷ lệ này dưới 35% và thậm chí 11 bộ, ngành giải ngân dưới 10%.
Đánh giá nguyên nhân tình trạng này, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đồng tình với các nhận định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu ra như: khó khăn trong giải phóng mặt bằng, tái định cư… Đồng thời, Bộ trưởng cho biết Nghị định 56/2020/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn ODA vừa qua có nhiều thay đổi, đặc biệt là các nội dung liên quan đến quy trình điều chỉnh hiệp định vay dẫn đến các bộ, địa phương, khiến các chủ dự án còn lúng túng trong quá trình triển khai dự án.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng chỉ ra nhiều nguyên nhân trong khâu tổ chức thực hiện. Đó là việc các bộ, ngành, địa phương giải ngân kế hoạch năm 2019 được phép kéo dài song song với giải ngân kế hoạch vốn 2020 cũng ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân chung. Dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn đến việc thi công, huy động nhân lực, nguồn vốn của các dự án ODA…
Một số dự án được bố trí kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020 lớn song tỷ lệ giải ngân còn thấp như dự án về giải phóng mặt bằng cho sân bay Long Thành mới giải ngân 2.190,299 tỷ đồng trên tổng số 18.195,035 tỷ đồng, mới đạt 12,7% do vướng mắc trong xác định nguồn gốc đất, áp khung giá đất bồi thường, phê duyệt đơn giá cấu phần có xây dựng. Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đang phải thực hiện các thủ tục điều chỉnh hiệp định vay với nước ngoài… nên chưa có khối lượng giải ngân.
Một số dự án khởi công mới nhưng đang trong quá trình thẩm định thiết kế bản vẽ thi công chưa giải ngân, một số dự án vốn kéo dài từ năm 2019 sang năm 2020 hiện đang trong quá trình quyết toán dự án hoàn thành nên chưa giải ngân. Một số dự án vướng mắc trong điều chỉnh hợp đồng (Dự án Bạch Mai 2, Việt Đức 2)... Các dự án mua sắm thiết bị nước ngoài mở LC chỉ tạm ứng một phần hợp đồng, sau khi hệ thống được lắp đặt, chạy thử, vận hành hoạt động nghiệm thu tổng thể và thanh toán thường tập trung vào 2 quý cuối năm... ảnh hưởng tới giải ngân vốn đầu tư công trong những tháng đầu năm.
Đặc biệt, việc thực hiện các dự án ODA còn gặp rất nhiều vướng mắc như giao kế hoạch chưa rõ về cơ chế tài chính áp dụng (Dự án Chương trình phát triển giáo dục trung học giai đoạn 2 thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chương trình hỗ trợ phát triển năng lượng bền vững tới khu vực nông thôn, miền núi và hải đảo Việt Nam thuộc Bộ Công thương). Một số dự án mới được giao kế hoạch trung hạn 2016 - 2020 nên một số hạng mục phải chuyển sang giai đoạn 2021 - 2025.
Một số dự án như: Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch hỗ trợ cho tăng trưởng toàn diện khu vực tiểu vùng Mê Kông mở rộng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, dự án phát triển cơ sở hạ tầng Khu Công nghệ cao Hòa Lạc... đang thực hiện các thủ tục điều chỉnh giảm vốn sang các dự án khác dẫn đến ảnh hưởng tiến độ giải ngân.
Trực tiếp tháo gỡ vướng mắc từ thực tế địa phương
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng cho biết, thời gian qua, thực hiện Quyết định số 1053/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, để thúc đẩy tiến độ giải ngân, Bộ Tài chính đã cử các đồng chí lãnh đạo tham gia các đoàn kiểm tra, đôn đốc giải ngân của Thủ tướng, của các bộ. Đồng thời, bộ đã tổ chức đoàn công tác do Bộ trưởng Bộ Tài chính làm trưởng đoàn làm việc với 4 địa phương là Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn và Hải Dương.
Coi đây là nhiệm vụ trọng tâm phải đôn đốc, Bộ Tài chính đã có báo cáo lên Thủ tướng về kết quả làm việc tại các địa phương. Đồng thời, trên cơ sở nắm bắt tình hình, giao ban trực tuyến giải ngân vốn nước ngoài với các bộ, ngành, địa phương và từ một số nội dung đã làm việc, Bộ Tài chính đã có nhiều văn bản hướng dẫn, tháo gỡ các khó khăn cụ thể được các địa phương báo cáo.
Cụ thể, Bộ Tài chính đã có Văn bản số 9438/BTC-ĐT ngày 6/8/2020, gửi các địa phương, hướng dẫn việc kéo dài thời gian thực hiện và thanh toán kế hoạch vốn đầu tư bổ sung từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương (NSTW) năm 2018 sang năm 2020; Văn bản số 9512/BTC-NSNN ngày 7/8/2020 hướng dẫn tháo gỡ vướng mắc về giải ngân các dự án ODA chuyển từ cơ chế ghi thu ghi chi sang giải ngân theo cơ chế trong nước; văn bản thông báo về kết quả làm việc gửi các địa phương.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng có văn bản gửi các địa phương, bộ ngành về cam kết tiến độ giải ngân ODA, vay ưu đãi nước ngoài, bởi tiến độ hiện nay quá thấp, các địa phương trong quá trình triển khai nhiều khó khăn.
Qua các chuyến đi kiểm tra, làm việc thực tế, bên cạnh việc tìm hướng giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của địa phương, Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng nêu ra những địa phương đáng biểu dương với những kinh nghiệm hay cần nhân rộng. Chẳng hạn như Bắc Kạn, một trong những địa phương khó khăn nhất cả nước, nhưng đạt mức giải ngân khá cao trên 60%. Lãnh đạo địa phương cho biết, ngoài việc tiết kiệm chi thường xuyên 10% theo yêu cầu, địa phương đã tăng mức tiết kiệm thêm 2%. Với các dự án sau khi đấu thầu, yêu cầu tiết kiệm thêm 5% để làm nông thôn mới. "Đây là những kinh nghiệm triển khai rất tốt" - Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng trong cuộc làm việc tại tỉnh Cao Bằng mới đây. Ảnh: M.A |
Giao vốn chậm, địa phương khó triển khai
Từ nay đến cuối năm, để tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, Bộ Tài chính cũng đề xuất một số kiến nghị.
Theo đó, Bộ Tài chính đề nghị giao nốt số vốn chưa giao năm nay là 22.000 tỷ đồng, như Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo. Đối với nguồn vốn giao bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn vốn 10% dự phòng trung ngân sách trung ương (NSTW) và nguồn 10.000 tỷ đồng giao cho các dự án thuộc danh mục Nghị quyết 797/NQ-UBTVQH14 thực hiện trong kế hoạch năm 2020, do giao muộn (Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 và Quyết định số 1145/QĐ-TTg ngày 29/7/2020) nên cần có thời gian triển khai dự án.
Bộ Tài chính đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp chung báo cáo Chính phủ cho phép không áp dụng quy định cắt giảm, điều chỉnh vốn, theo Nghị quyết 84/NQ-CP. Đây là vấn đề địa phương phản ánh nhiều, khi việc giao vốn chậm khiến địa phương khó có thể thực hiện. "Có những địa phương năm ngoái giao vào 31/12 mà bảo giải ngân trong năm thì người ta cũng không thể giải ngân được" - Bộ trưởng cho biết.
Cũng liên quan đến thời hạn giải ngân, một số địa phương có báo cáo các dự án bảo vệ và phát triển rừng thực hiện và thanh toán theo chu trình lâm sinh. Do vậy đến 30/9, không có khả năng giải ngân được 60% kế hoạch vốn giao. Các tỉnh cam kết khi hết thời gian giải ngân theo quy định (31/1/2021) có thể giải ngân hết kế hoạch vốn giao năm 2020 và kiến nghị cho phép không áp dụng điều chỉnh vốn (nếu đến ngày 30/9 không đạt giải ngân 60%) đối với các dự án bảo vệ và phát triển rừng. Vì vậy, nắm bắt tình hình địa phương, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ để xem xét, quyết định.
Về phía các bộ, cơ quan trung ương, địa phương, kiến nghị của Bộ Tài chính là cần xác định đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị, trọng tâm trong năm 2020 như Thủ tướng đã nêu, theo đó cần tích cực triển khai các giải pháp:
Thứ nhất là quyết liệt thực hiện các chỉ đạo, giải pháp tại Nghị quyết số 84/NQ-CP, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 623/TTg-KTTH 26/5/2020 và Thông báo số 242/TB-VPCP ngày 18/7/2020 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ .
Thứ hai, căn cứ Quyết định số 1145/QĐ-TTg về việc điều chỉnh, giao bổ sung kế hoạch đầu tư trung hạn vốn NSTW giai đoạn 2016 - 2020, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tiếp tục triển khai phân bổ kế hoạch đầu tư công năm 2020 cho các dự án đủ điều kiện được giao vốn, còn không thì phải điều chỉnh.
Thứ ba, chỉ đạo chủ đầu tư hoàn thành việc thu hồi vốn ứng trước, thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản của các dự án được giao kế hoạch trong năm 2020; hoàn thành thủ tục đầu tư các dự án; thực hiện các thủ tục thanh toán vốn đầu tư cho dự án trong thời hạn 4 ngày kể từ ngày có khối lượng được nghiệm thu theo quy định. Đồng thời, có chế tài nghiêm khắc với các chủ đầu tư, chủ dự án, tổ chức cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở làm chậm tiến độ giao, thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công; thường xuyên kiểm tra, giám sát đôn đốc, đặc biệt là các dự án giải ngân chậm.
Thứ tư, thực hiện rà soát và giao chi tiết ngay kế hoạch vốn cho các dự án có khả năng giải ngân trong năm 2020 đối với kế hoạch vốn được cấp có thẩm quyền điều chỉnh bổ sung làm cơ sở để triển khai thực hiện./.
Hoàng Yến
相关文章
随便看看