您现在的位置是:World Cup >>正文

【lich.thi dau bong da】Đẩy nhanh tiến độ triển khai bảo hiểm đối với cây lúa tại Đồng Tháp, An Giang

World Cup5人已围观

简介>>Dự kiến cuối tháng 11 sẽ hoàn thành xây dựng 3 sản phẩm bảo hiểm nông nghiệpTham dự buổi làm việc, ...

>>Dự kiến cuối tháng 11 sẽ hoàn thành xây dựng 3 sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp

Tham dự buổi làm việc,ĐẩynhanhtiếnđộtriểnkhaibảohiểmđốivớicâylúatạiĐồngThálich.thi dau bong da phía đoàn công tác có đại diện Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Hiệp hội Bảo hiểm và đại diện các công ty bảo hiểm: Tổng công ty Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (Vinare), Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Bảo Việt) và Tổng công ty CP Bảo Minh (Bảo Minh).

Về phía tỉnh Đồng Tháp và tỉnh An Giang có sự tham dự của đại diện lãnh đạo Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), lãnh đạo các huyện được lựa chọn triển khai và các tổ chức, hiệp hội trên địa bàn.

Tích cực tuyên truyền chính sách BHNN cho người nông dân

Đồng Tháp và An Giang là 2 tỉnh sẽ thực hiện BHNN đối với cây lúa theo chương trình chính sách hỗ trợ BHNN; riêng tại Đồng Tháp sẽ dự kiến thực hiện hỗ trợ phí BHNN vào 2 vụ là Hè - Thu 2020 và Đông - Xuân 2020 – 2021.

Theo báo cáo của Sở Tài chính Đồng Tháp, thực hiện Nghị định 58/2018/NĐ-CP và Quyết định số 22/2019/QĐ-TTg ngày 26/2/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp, UBND tỉnh Đồng Tháp đã giao Sở Tài chính và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) triển khai. Thực hiện chỉ đạo của tỉnh, Sở NN&PTNT cũng đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách BHNN trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

bảo hiểm nông nghiệp
Đoàn công tác làm việc với tỉnh Đồng Tháp về chính sách BHNN. Ảnh: DT.

Theo đó, thực hiện chủ trương của Chính phủ và hướng dẫn Bộ Tài chính và Bộ NN&PTNT về chính sách BHNN, tỉnh Đồng Tháp đã chủ động tuyên truyền trên Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp, Cổng thông tin điện tử của tỉnh.

Cũng theo đại diện Sở Tài chính, hiện Đồng Tháp đã chọn 3 huyện để triển khai BHNN là Cao Lãnh, Tháp Mười (phía Bắc sông Tiền) và huyện Lấp Vò (phía Nam sông Tiền). Trong đó, mỗi huyện chọn 3 – 5 xã để triển khai thực hiện BHNN. Đây là các địa bàn có diện tích sản xuất lúa lớn, trọng điểm của tỉnh.

Còn theo thông tin từ Sở NN&PTNT An Giang, tỉnh cũng đã bước đầu triển khai chính sách hỗ trợ BHNN đối với cây lúa trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, Sở NN&PTNT đã có công văn tổ chức triển khai thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền; đồng thời cũng đã tổng hợp nhu cầu tham gia BHNN trên địa bàn. Cùng với đó, Sở đã phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh phát sóng chuyên đề về chính sách hỗ trợ BHNN; cũng như phối hợp hỗ trợ cung cấp thông tin cho Bảo Việt và Bảo Minh để xây dựng sản phẩm BHNN phù hợp.

Cập nhật về các công tác khác, đại diện Sở NN&PTNT An Giang cho biết, tính đến cuối tháng 10, diện tích đăng ký tham gia chính sách BHNN trên địa bàn tỉnh khoảng 57.000 ha, trong đó đối tượng nghèo, cận nghèo là 4.837ha. Hiện Sở đang tham mưu cho UBND tỉnh An Giang công bố địa bàn, kế hoạch thực hiện chính sách BHNN.

Tại buổi làm việc, phía địa phương Đồng Tháp, An Giang cũng đã trao đổi với đoàn công tác một số khó khăn khi triển khai cụ thể BHNN trên địa phương. Vì vậy, phía tỉnh đề nghị sớm xây dựng, phê chuẩn sản phẩm, quy tắc, điều khoản và biểu phí bảo hiểm đối với cây lúa để tỉnh sớm triển khai cụ thể; đồng thời cũng sớm có hướng dẫn cụ thể việc chi, báo cáo quyết toán thực hiện hỗ trợ phí BHNN.

Bên cạnh đó, với Bộ NN&PTNT, đại diện hai địa phương cũng đề nghị sớm ban hành văn bản hướng dẫn quy trình công bố thiên tai, quy trình xác định thiên tai; cũng như ban hành quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp để địa phương có căn cứ cụ thể để triển khai.

Đẩy nhanh công tác lựa chọn, công bố địa bàn được hỗ trợ

Tại buổi làm việc, đại diện đoàn công tác cũng đã chia sẻ cụ thể hơn về một số nội dung quan trọng của Nghị định 58 và Quyết định 22, đồng thời cập nhật thêm một số thông tin về tình hình triển khai tại một số địa phương khác, quy trình, quy định và đặc biệt là sản phẩm BHNN sắp sửa được các doanh nghiệp bảo hiểm báo cáo Bộ Tài chính xem xét, phê chuẩn.

Đại diện Bảo Việt, Bảo Minh và Vinare đã thông tin chi tiết hơn về quá trình xây dựng sản phẩm BHNN. Theo đó, sản phẩm hiện nay đang được các nhà bảo hiểm gốc và tái bảo hiểm hoàn thiện những khâu cuối để trình Bộ Tài chính, Bộ NN&PTNT xem xét phê chuẩn.

bảo hiểm nông nghiệp
Đoàn công tác triển khai chính sách hỗ trợ BHNN làm việc tại An Giang. Ảnh: DT

Trao đổi tại buổi làm việc, thay mặt đoàn công tác, ông Bùi Hữu Phú – Trưởng phòng Phòng Quản lý, giám sát bảo hiểm phi nhân thọ (Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm – Bộ Tài chính) cho biết, đoàn đã thấy rõ sự chủ động của tỉnh Đồng Tháp trong việc thông tin tuyên truyền, cũng như việc triển khai bước đầu chính sách BHNN tại địa phương. Liên quan tới một số đề xuất, kiến nghị của tỉnh, các thành việc đoàn công tác đã giải đáp cụ thể, đồng thời ghi nhận một số ý kiến để báo cáo lên các cấp trên nhằm đảm bảo khả năng thực thi cao nhất chính sách BHNN.

Riêng với tỉnh An Giang, các thành viên đoàn công tác đều đánh giá đây là địa phương có nhiều thuận lợi và có khả năng thành công cao khi triển khai chính sách BHNN đối với cây lúa. Tuy nhiên, căn cứ vào bảng tổng hợp về các địa bàn đăng ký gia chương trình, đại diện đoàn công tác đề nghị phía địa phương cần cân đối lại trước khi quyết định và công bố địa bàn hỗ trợ, để đảm bảo tính hợp lý và cân đối lợi ích, rủi ro cho nhiều bên, cả phía nhà nước, doanh nghiệp bảo hiểm và người nông dân khi triển khai.

Đại diện đoàn công tác cũng đề nghị các địa phương cần sớm lựa chọn và công bố chính thức địa bàn cụ thể để triển khai các công việc khác được hiệu quả hơn, như phê duyệt đối tượng được hỗ trợ, dự toán kinh phí,...

“Đối tượng thụ hưởng của chính sách BHNN phần lớn là người nông dân, do đó, công tác tuyên truyền có ý nghĩa rất quan trọng, bởi khi có hiểu thực sự, người nông dân, đặc biệt là hộ nghèo thì mới tích cực tham gia. Song song với đó, để chính sách BHNN có thể sớm được triển khai hiệu quả, thì rất cần sự vào cuộc đồng bộ của các sở, ban, ngành, các cấp chính quyền, các đoàn thể chính trị-xã hội từ tỉnh đến tận xã, thôn, ấp, cũng như sự tham gia tích cực các doanh nghiệp bảo hiểm” – ông Bùi Hữu Phú nhấn mạnh.

Cũng tại các buổi làm việc, đại diện cho địa phương, bà Bùi Thị Thanh Nhàn - Phó Giám đốc Sở Tài chính Đồng Tháp và ông Trương Kiến Thọ - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT An Giang cũng đã ghi nhận những ý kiến từ phía đoàn công tác, đồng thời sẽ có báo cáo lên UBND tỉnh để kịp thời có những chỉ đạo sát thực hơn, nhằm chính sách BHNN sớm được triển khai hiệu quả trên thực tiễn, góp phần hỗ trợ bà con nông dân trong sản xuất lúa, từ đó phát triển nền nông nghiệp được tốt hơn./.

Duy Thái

Tags:

相关文章