Zaporizhzhia là một trong những tổ hợp năng lượng nguyên tử lớn nhất châu Âu. Chỉ nằm cách Chernobyl khoảng 500km,ơthảmhọatạinhmyđiệnhạxem bd trực tuyến kèo nhà cái nơi từng xảy ra thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới.
Ngoại trưởng Ukraine từng cảnh báo, nếu vụ nổ xảy ra tại nhà máy điện này thì có thể gây ra hậu quả tàn khốc, tồi tệ gấp 10 lần thảm họa Chernobyl năm 1986.
Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia chiếm 1/4 sản lượng điện của Ukraine cung cấp điện cho 4 triệu hộ gia đình, trong những ngày gần đây tại khu vực này xảy ra nhiều hoạt động tấn công quân sự. Hiện Nga và Ukraine đang cáo buộc lẫn nhau pháo kích nhà máy này. Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế cảnh báo, các vụ pháo kích tại nhà máy Zaporizhzhia có thể dẫn đến thảm họa hạt nhân.
Theo IAEA, nhà máy Zaporizhzhia có 6 lò phản ứng làm mát bằng nước trước đây do Liên Xô thiết kế, đây là một trong 10 tổ hợp năng lượng điện hạt nhân lớn nhất thế giới. Giới quan sát lo ngại các vụ giao tranh, pháo kích có thể làm hư hại trực tiếp các lò phản ứng này, dẫn đến tình huống rò rỉ phóng xạ.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, các vụ pháo kích nhiều khả năng không khiến các lò phản ứng sẽ trực tiếp bị hư hại, do công trình này được xây dựng chắc chắn từ bê tông cốt thép.
Giáo sư Boris Zhuikov, chuyên gia nghiên cứu phóng xạ hạt nhân, cho biết: “Tôi cho rằng hệ thống làm mát dễ bị hư hỏng hơn và về nguyên tắc có thể xảy ra tai nạn nghiêm trọng, không phải ở mức độ Chernobyl, mà có thể là một Fukushima, khi hạt nhân phóng xạ dễ bay hơi được giải phóng”.
Theo chuyên gia này, nếu nguy cơ rò rỉ phóng xạ xảy ra, khu vực xung quanh nhà máy và khu vực miền Nam Ukraine sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất. Ngoài ra, người dân ở khu vực Biển Đen, Bulgaria, Romania và Nga cũng có thể bị tác động ở mức độ thấp hơn.
Kể từ tháng 3, nhà máy được vận hành bởi các nhân viên Ukraine nhưng các đơn vị quân đội Nga bảo vệ cơ sở này.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cảnh báo các cuộc tấn công nhằm vào nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia có thể dẫn đến thảm họa, đồng thời kêu gọi các bên ngừng ngay lập tức mọi hoạt động quân sự gần nhà máy.
Ông nói: “Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia không được phép sử dụng như một phần của bất kỳ hoạt động quân sự nào. Tôi kêu gọi các bên tìm kiếm một thỏa thuận ngay lập tức để khôi phục Zaporizhhia như một cơ sở hạ tầng dân sự thuần túy và đảm bảo an ninh cho khu vực này”.
Trong cuộc điện đàm ngày 21-8, Thủ tướng Anh Boris Johnson và các nhà lãnh đạo Mỹ, Pháp, Đức đã nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác đảm bảo an toàn cho các cơ sở hạt nhân ở Ukraine.
Theo thông cáo báo chí của Anh và Đức, bên cạnh nội dung nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác đảm bảo an toàn và an ninh cho các cơ sở hạt nhân ở Ukraine, Thủ tướng Anh, Tổng thống Mỹ, Tổng thống Pháp và Thủ tướng Đức cũng kêu gọi cho phép các thanh sát viên độc lập của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) thực hiện chuyến thăm tới nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia.
Trước đó, Điện Kremlin hôm 19-8 cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Pháp Macron đã kêu gọi tổ chức một cuộc thanh sát độc lập tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia.
Thông báo của Điện Kremlin nêu rõ, hai nhà lãnh đạo kêu gọi các chuyên gia của IAEA tới thanh sát nhà máy “sớm nhất có thể” và “đánh giá tình hình tại đây”. Thông báo nhấn mạnh: “Phía Nga xác nhận sẵn sàng hỗ trợ những gì cần thiết cho đoàn thanh sát viên của IAEA”.
Cũng trong ngày 19-8, Phủ Tổng thống Pháp khẳng định, Tổng thống Macron “ủng hộ đề nghị cử một phái bộ gồm các chuyên gia của IAEA tới nhà máy Zaporizhzhia, với sự đồng ý của Ukraine và Liên Hiệp Quốc”.
Trong phiên họp mới đây của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Tổng Giám đốc IAEA đã cảnh báo, tình hình xung quanh nhà máy rất đáng quan ngại và các chuyên gia của IAEA cần phải được tiếp cận để đánh giá tình hình.
NGUYỄN TẤN tổng hợp