【soi kèo sevilla vs】Thay đổi cách tiếp cận năng lượng trong “vòng xoáy” thiếu điện

时间:2025-01-10 09:50:19来源:Empire777 作者:Cúp C2
thay doi cach tiep can nang luong trong vong xoay thieu dienThủ tướng chỉ rõ 5 đơn vị phải chịu trách nhiệm nếu thiếu điện
thay doi cach tiep can nang luong trong vong xoay thieu dienNhiều hồ thủy điện xấp xỉ mức nước chết,đổicáchtiếpcậnnănglượngtrongvòngxoáythiếuđiệsoi kèo sevilla vs hụt 12,49 tỷ kWh điện
thay doi cach tiep can nang luong trong vong xoay thieu dienNhiều dự án điện chậm tiến độ, gia tăng áp lực thiếu điện
thay doi cach tiep can nang luong trong vong xoay thieu dien“Khát” điện, Việt Nam tính chuyện tăng mua từ Trung Quốc
thay doi cach tiep can nang luong trong vong xoay thieu dien
Thời gian qua, tiêu thụ năng lượng trong ngành thép ghi nhận giảm đáng kể. Ảnh: Nguyễn Thanh.

Thách thức lớn

Theo Bộ Công Thương, mục tiêu đặt ra là đến năm 2025 giảm mức tiêu hao năng lượng trung bình trong các ngành công nghiệp so với giai đoạn 2015 - 2018, cụ thể ngành thép (3 - 10%), hóa chất (trên 7%), nhựa (18 - 22,46%), xi măng (trên 7,5%), dệt may (trên 5%), rượu, bia, nước giải khát (từ 3-6,88%), giấy (8 -15,8%)...; phấn đấu 100% cơ sở tiêu thụ năng lượng trọng điểm áp dụng hệ thống quản lý năng lượng; 90% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và phê duyệt chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; phát triển hệ thống mạng lưới các đơn vị tiết kiệm năng lượng tại ít nhất 50 tỉnh, thành phố; xây dựng 1 trung tâm dữ liệu năng lượng Việt Nam.

Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, từ nay đến năm 2030, phải đáp ứng đủ nhu cầu điện cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm. Cũng theo kịch bản này, nhu cầu điện thương phẩm các năm 2020, 2025, 2030 sẽ tương ứng là 235 tỷ kWh, 352 tỷ kWh và 506 tỷ kWh (tổng sản lượng điện thương phẩm năm 2018 đạt 192,93 tỷ kWh).

Báo cáo của Bộ Công Thương nêu rõ: Tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện toàn quốc trong các giai đoạn tới mặc dù sẽ giảm đáng kể so với trước đây nhưng vẫn ở mức rất cao nếu so sánh với các nước trên thế giới, cụ thể là 10,6%/năm (giai đoạn 2016 - 2020), 8,5%/năm (giai đoạn 2021-2025) và 7,5%/năm (giai đoạn 2026 - 2030). Nếu tổng công suất lắp đặt của toàn hệ thống hiện nay là khoảng 54.000 MW (bao gồm cả năng lượng tái tạo) thì đến năm 2020 sẽ đạt khoảng 60.000 MW và dự kiến lên đến 129.500 MW vào năm 2030. “Đây là một thách thức lớn đặt ra với ngành năng lượng trong việc đảm bảo thu xếp và huy động nguồn vốn đầu tư rất lớn để mở rộng, nâng cấp lưới điện truyền tải, phân phối, đầu tư, phát triển nguồn điện mới cũng như cung ứng đủ các nguồn năng lượng sơ cấp cho các nhà máy điện”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng nhận định.

Hiện nay, Quốc hội đã thông qua chủ trương tạm dừng các dự án điện hạt nhân. Các nguồn thủy điện quy mô lớn và trung bình hầu như đã được khai thác hết. Ngoài ra, tiềm năng, trữ dầu và khí đốt sẽ sớm suy giảm, năng lượng tái tạo chưa thể đáp ứng ngay với quy mô lớn do giá thành cao. Đáng chú ý, nhiều dự án nguồn điện lớn bị chậm tiến độ so với quy hoạch, chưa thể nhanh chóng khắc phục.

Theo Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng: Trong 62 dự án điện được thực hiện, đến nay chỉ có 15 dự án đạt tiến độ, còn 47 dự án chậm, có những dự án chậm tiến độ 3-4 năm. Nếu không có biện pháp khắc phục thì đây sẽ là khó khăn lớn trong thời gian tới".

Tiết kiệm 5-8% tổng mức tiêu thụ năng lượng

Báo cáo của Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) cho thấy: Giai đoạn 2011-2015 đã đạt được mục tiêu tiết kiệm từ 5 - 8% tổng mức tiêu thụ năng lượng của cả nước, tương đương với việc tiết kiệm từ 11-17 triệu TOE (đơn vị tiêu thụ năng lượng). Trong đó, cường độ năng lượng của các ngành sản xuất công nghiệp, tiêu thụ nhiều năng lượng giảm dần trong giai đoạn 2011-2015, đáng kể như ngành thép (giảm 8,09%); ngành xi măng (giảm 6,33%); ngành dệt sợi (giảm 7,32%).

Ông Trịnh Quốc Vũ - Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững đánh giá: Tiêu thụ năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp chiếm tới hơn 47% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc. Tiềm năng kỹ thuật để tiết kiệm năng lượng trong khu vực công nghiệp ở Việt Nam từ 20 - 30%, thậm chí có những khu vực lên tới 40%.

Xung quanh câu chuyện sử dụng năng lượng ở Việt Nam, PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng: So với mức trung bình của thế giới, tiêu thụ năng lượng Việt Nam chỉ bằng khoảng 30-35%, tiêu thụ điện chỉ bằng khoảng 60%. Tuy nhiên ở Việt Nam, năng suất lao động những năm gần đây đạt gần 10.000 USD, chỉ bằng 7% của Singapore; 17,6% Malaysia; 36,5% Thái Lan; 42,3% Indonesia... Trong khi đó, tốc độ tăng sử dụng điện quốc gia của Việt Nam trong thập niên qua luôn cao hơn 2-3 lần tốc độ tăng năng suất lao động. Xét về mặt chiến lược, vấn đề sử dụng bền vững và hiệu quả năng lượng là điều cần được quan tâm đặc biệt.

Hoàn thiện cơ chế thị trường năng lượng

Góp thêm tiếng nói vào câu chuyện sử dụng năng lượng, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân cho rằng: Đã đến lúc phải nhìn nhận lại việc sử dụng năng lượng để nâng cao hiệu quả của nền kinh tế nói chung. Hiện nay, khoảng 30% sản lượng điện dành cho chiếu sáng (dân dụng, công cộng…), chỉ cần tiết kiệm một nửa số điện hiện dùng bằng công nghệ đèn led sẽ tiết kiệm tương đương việc phải xây dựng một nhà máy điện hạt nhân công suất khoảng 4.000MW… Ngoài ra, với điều hòa nhiệt độ, tổng số khoảng 10 triệu chiếc điều hòa trên cả nước nếu có công nghệ mới đưa vào để tiết kiệm được khoảng 10% lượng điện cũng là con số tương đối lớn… “Các chương trình nghiên cứu khoa học về sử dụng năng lượng hiệu quả hiện còn ít, thậm chí chất lượng còn yếu kém. Các đề tài nghiên cứu cấp bộ, ngành, cấp cơ sở cũng rất ít đề tài nghiên cứu về tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng có hiệu quả. Thời gian tới có thể đẩy mạnh vấn đề này hơn”, ông Nguyễn Quân nói.

Theo Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, xác định khu vực sản xuất công nghiệp tiếp tục là đối tượng cần nỗ lực triển khai nhiều hoạt động tiết kiệm năng lượng hơn nữa nhằm đạt được kỳ vọng giảm hệ số đàn hồi năng lượng, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tăng cường thực thi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong mọi lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội thông qua việc triển khai đồng bộ và triệt để các giải pháp quản lý, kỹ thuật, tập trung vào những ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng, có khả năng gây ô nhiễm môi trường; giao thông vận tải và xây dựng. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đẩy mạnh việc thực hiện lộ trình dán nhãn năng lượng bắt buộc, loại bỏ các trang thiết bị lạc hậu tiêu tốn nhiều năng lượng.

Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng nhận định: Thị trường tiết kiệm năng lượng hiện nay được đánh giá có dư địa rất lớn, triển khai hiệu quả cao. Vì vậy, trong thời gian tới, giải pháp cần triển khai là hoàn thiện, đồng bộ cơ chế thị trường năng lượng. Trong đó, cơ chế vừa phải tạo ra động lực vừa là áp lực để cả giai đoạn năm 2019 -2030 phải tiết kiệm 8-10% tổng năng lượng tiêu thụ tại Việt Nam. Muốn đạt được mục tiêu đề ra, điều quan trọng còn là sự phối hợp, nỗ lực lớn từ nhiều phía.

Ông Cao Đức Phát - Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương: Khắc phục tồn tại trong 4 yếu tố để sử dụng năng lượng hiệu quả

Thời gian qua, các DN ngành công nghiệp đã làm khá tốt chủ trương sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Điều này thể hiện khá rõ ở các giải pháp được các tập đoàn lớn áp dụng như Tập đoàn Hoà Phát, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam…

Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả về sử dụng năng lượng cần khắc phục, xử lý những tồn tại trong 4 yếu tố gồm: Nhận thức, cơ chế chính sách, quản lý, khoa học công nghệ. Ban kinh tế Trung ương sẽ cùng các bộ, ngành có các kiến nghị vĩ mô về 4 yếu tố cần khắc phục này. Về lâu dài, chúng ta cần thiết lập hệ thống, dẫn dắt tiến tới chi phí năng lượng trong ngành năng lượng thấp dần xuống. Phải nhanh chóng thiết lập thể chế thị trường một cách đồng bộ. Đây là là yếu tố then chốt tạo động lực cho người sản xuất và người tiêu dùng sử dụng tiết kiệm năng lượng hiệu quả.

相关内容
推荐内容