Phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Đức Thụ,ínhsáchansinhxãhộiphảicăncơhơtỷ lệ cá cược pháp Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội về vấn đề này. * Thưa ông, những năm gần đây, dù cân đối khó khăn, tỷ lệ chi cho con người, an sinh xã hội trong tổng chi ngân sách luôn tăng cao. Có ý kiến băn khoăn liệu hiệu quả của chi an sinh xã hội có tăng tương ứng với số tiền bỏ ra hay không. Ông đánh giá thế nào về ý kiến này? - Nguyên tắc quản lý tài chính ngân sách là hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm, nhưng không phải lĩnh vực nào cũng đặt hiệu quả là số 1. Ví dụ như cơ sở hạ tầng, đầu tư và hỗ trợ vùng khó khăn. Rõ ràng đòi hỏi hiệu quả sử dụng vốn nhà nước cho lĩnh vực này phải như hiệu quả của DN là khó. Bên cạnh đó, do nước ta xuất phát từ nước nghèo, trải qua chiến tranh nên cần thiết phải chú trọng an sinh xã hội. Vì vậy, không thể xem ở góc độ kinh tế mà phải xem xét từ góc độ hiệu quả xã hội. | Chúng ta nên chú trọng hỗ trợ cho sản xuất thay vì hỗ trợ đời sống, tránh tái diễn tình trạng bao cấp, cho không ở một số lĩnh vực. Ông Bùi Đức Thụ |
*Vừa qua, có ý kiến tại kỳ họp Quốc hội cho rằng nhiều chính sách hỗ trợ của chúng ta đang chồng chéo, lãng phí, kém hiệu quả. Ông đánh giá thế nào về điều này? - Chủ trương chú trọng an sinh xã hội là đúng đắn nhưng việc triển khai thực hiện của chúng ta có vấn đề. Ví dụ như đối với người nghèo, chúng ta có quá nhiều khoản hỗ trợ như làm nhà, thậm chí làm chuồng trâu, chuồng bò, chăn nuôi, hỗ trợ giống, vốn sản xuất, hỗ trợ theo địa bàn, theo ngành nghề, hỗ trợ cho vay với học sinh nghèo, chính sách với nội trú, ngoại trú… Cách làm, phương thức triển khai đã bộc lộ nhiều vấn đề qua thực tiễn… Dù chủ trương đúng nhưng cơ chế thực hiện manh mún, không hợp lý dẫn đến làm méo mó chính sách. Vì vậy vừa qua, Quốc hội đã đưa vào Nghị quyết yêu cầu phải tổng kết các cơ chế chính sách, trong đó có cơ chế chính sách hỗ trợ với người dân để từ đó hoàn thiện theo hướng có mục đích, có thời hạn và làm rõ trách nhiệm của người tổ chức thực thi. * Theo ông, cần làm gì để tăng cường hiệu quả của các chính sách an sinh xã hội? - Chúng ta nên chú trọng hỗ trợ cho sản xuất thay vì hỗ trợ đời sống, tránh tái diễn tình trạng bao cấp, cho không ở một số lĩnh vực. Ngay cả trường hợp hỗ trợ cho sản xuất cũng phải có điều kiện và phải có thời gian. Đối với giảm nghèo thì phải căn cứ đề xuất, có dự án, có chương trình, các nguồn vốn lồng vào có thể cho vay đủ để làm theo yêu cầu và có khả năng cân đối của các nguồn vốn. Ngoài ra cũng phải có điều kiện là sẽ thoát nghèo trong số năm nhất định, trường hợp không thoát nghèo do khách quan thì Nhà nước sẽ xem xét kéo dài thời gian. Trường hợp được Nhà nước hỗ trợ nhưng ỷ lại quá mức thì cũng phải kiên quyết không tiếp tục hỗ trợ. Đối với các chính sách hỗ trợ đời sống thì cũng phải cân nhắc. Chúng ta không để dân đói, nhưng việc đánh giá đói hay không đói là phải căn cứ vào thực trạng tình hình, ý thức lao động của người dân. Vì thực tế có tình trạng, Nhà nước hỗ trợ nhưng không làm, có nơi được Nhà nước hỗ trợ vật chất thì bán hết đi uống rượu, đói Nhà nước lại phải lo. Tất cả những hiện tượng đó phải tổng kết và tìm ra lời giải. Tôi cho rằng nếu giao cho chính quyền, các tổ chức đoàn thể ở ngay cơ sở và phối hợp làm như việc cho người nghèo vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội, thì nhiệm vụ đó có thể làm được. * Xin cảm ơn ông./. Theo ông Bùi Đặng Dũng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, "tỷ lệ chi cho con người, an sinh xã hội tăng 14 – 15%, trong khi đó tốc độ tăng thu ngân sách chỉ khoảng 10% là rất mất cân đối. Mặc dù do điều kiện đặc thù của nước ta, những nội dung chi đó là tất yếu, nhưng việc tính toán hiệu quả chi là rất quan trọng. Chính sách an sinh xã hội phải có tính chất căn cơ hơn, nếu cứ ban phát và cho không như vậy thì không quốc gia nào, kể cả các quốc gia giàu có, có đủ tiền để đáp ứng. Đặc biệt, trong bối cảnh cân đối thu chi rất khó khăn thì việc quản lý chi ngân sách càng phải căn cơ hơn, đúng người, đúng việc, cách xử lý rõ ràng”. |
Hoàng Yến |