【bảng xếp hạng hàn quốc 1】Điều tra áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu đối với mặt hàng bột ngọt
作者:Cúp C1 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 23:47:33 评论数:
TheĐiềutraápdụngbiệnpháptựvệtoàncầuđốivớimặthàngbộtngọbảng xếp hạng hàn quốc 1o đó, Cơ quan điều tra là Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương. Bên yêu cầu là Công ty cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam (Vedan). Sản phẩm bị điều tra: Bột ngọt với mã HS: 2922.42.20.
Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương cho biết, theo quy định tại điều 13 của Pháp lệnh Tự vệ, các Bên muốn đăng ký làm Bên liên quan có thể gửi đăng ký tới Cơ quan điều tra (Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương). Đơn đăng ký làm Bên liên quan của vụ việc phải được gửi tới Cơ quan điều tra.
Các doanh nghiệp sản xuất bột ngọt trong nước gặp khó khăn khi lượng nhập khẩu tăng đột biến trong các năm 2012 - 2014. Các doanh nghiệp trong nước đã yêu cầu có điều tra áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu đối với mặt hàng bột ngọt. Ảnh minh họa
Bản câu hỏi điều tra sẽ được gửi đến các Bên liên quan sau ngày ra quyết định điều tra. Tất cả các Bên liên quan có thể nêu quan điểm của mình về vụ việc này trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Bộ Công Thương ra quyết định điều tra vụ việc. Bộ Công Thương sẽ có trách nhiệm xem xét tất cả các thông tin, chứng cứ, quan điểm của các Bên liên quan trước khi đưa ra kết luận về vụ việc.
Theo quy định tại điều 18 của Pháp lệnh Tự vệ, thời hạn điều tra không quá 6 tháng kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định điều tra. Trong trường hợp cần thiết, thời hạn điều tra có thể được gia hạn một lần không quá 2 tháng tiếp theo.
Theo quy định tại điều 20 của Pháp lệnh Tự vệ, Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể ra quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời trước khi kết thúc điều tra, nếu xét thấy việc chậm thi hành các biện pháp tự vệ gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và thiệt hại đó khó có thể khắc phục về sau.
Qua tìm hiểu của PV Chất lượng Việt Nam, bên yêu cầu là Công ty CPHH Vedan Việt Nam lập hồ sơ yêu cầu sử dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng bột ngọt. Doanh nghiệp này chiếm 46,95% tổng sản lượng được sản xuất trong nước. Như vậy, bên yêu cầu đã đáp ứng được yêu cầu về tỷ lệ đại diện theo quy định tại điều 10, pháp lệnh 42/2002/PL-UBTVQH10.
Với việc Công ty TNHH Miwon Việt Nam ủng hộ đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ của Bên yêu cầu, ngành sản xuất trong nước gồm có Bên yêu cầu và các bên ủng hộ chiếm 59,19% tổng sản lượng sản xuất hàng hóa tương tự ở trong nước. Tỷ lệ này đáp ứng được yêu cầu về ngành sản xuất trong nước theo quy định tại Điều 3, nghị định 150/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 8/12/2003 Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam.
Theo số liệu bên yêu cầu cung cấp, có dấu hiệu cho thấy mặt hàng bột ngọt nhập khẩu có sự gia tăng đột biến trong giai đoạn 2012 - 2014 cả về tương đối và tuyệt đối. Bên yêu cầu đã chịu thiệt hại về các chỉ số như sản lượng sản xuất giảm, hệ số sử dụng công suất giảm, thị phần, doanh thu, lợi nhuận, lao động đều giảm, tồn kho bột ngọt tăng, chi phí sản xuất tăng nhưng giá bán không tăng.
Được biết, ngày 9/6/2015, Cục Quản lý cạnh tranh nhận được Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng bột ngọt nhập khẩu vào Việt Nam của Công ty CPHH Vedan Việt Nam. Sau khi xem xét hồ sơ, Bộ Công Thương đã xác nhận đơn yêu cầu của Bên yêu cầu là đầy đủ và hợp lệ theo quy định của pháp luật.
Nguyễn Nam