Empire777Empire777

【ti le anh】Địa điểm Kiểm tra chuyên ngành ở Lạng Sơn: “Chưa gãi đúng chỗ ngứa”

dia diem kiem tra chuyen nganh o lang son chua gai dung cho ngua

Địa điểm KTCN tại Tân Thanh vắng bóng DN. (Ảnh: H.Nụ)

Địa điểm không hợp lý

Cần xem xét bố trí địa điểm KTCN tại nơi trung tâm nhất nhằm tạo thuận lợi trong quá trình làm thủ tục cũng như giảm chi phí,ĐịađiểmKiểmtrachuyênngànhởLạngSơnChưagãiđúngchỗngứti le anh thời gian cho DN.

Vẫn sáng đèn, cán bộ chuyên ngành vẫn đều đặn đến “chờ”, nhưng DN thì “thờ ơ” vì địa điểm trái đường. Đó là thực trạng mà 9 tháng qua vẫn còn tồn tại ở địa điểm KTCN tập trung tại cửa khẩu Tân Thanh. Một thực trạng nữa là diện tích mặt bằng các địa điểm kiểm tra có giới hạn; thiếu thiết bị kiểm nghiệm, lấy mẫu tại chỗ cho DN. Điểm KTCN vẫn chủ yếu đóng vai trò là nơi tiếp nhận hồ sơ, lấy mẫu hàng hóa, sau đó vẫn phải đưa mẫu tới các trung tâm, cơ sở kiểm định chất lượng để giải quyết… Do vậy, thời gian thông quan hàng hóa chưa thực sự được rút ngắn, tạo thuận lợi cho DN XNK.

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Nguyễn Vũ Trụ, Giám đốc Công ty CP Đầu tư phát triển máy Việt Nam (có trụ sở tại Hà Nội) cho biết, DN chuyên NK xe ô tô nguyên chiếc qua cửa khẩu Hữu Nghị, các mặt hàng của DN thuộc diện KTCN của Bộ Giao thông vận tải. Mặc dù Cục Đăng kiểm đã mở văn phòng tại cửa khẩu Hữu Nghị nhưng với địa hình cửa khẩu nhỏ hẹp, trong khi đặc thù hàng hóa của DN thì phụ thuộc rất nhiều đến bến bãi để hạ hàng kiểm tra. Do đó, địa điểm KTCN tại cửa khẩu Tân Thanh chỉ có tác dụng đối với các mặt hàng nông sản, gia dụng và không có tác dụng gì với các mặt hàng thuộc đối tượng KTCN của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Công Thương… Đồng thời, do ngược đường nên hầu hết các DN có nhu cầu đều chọn phương án kiểm tra tại cơ sở đơn vị hoặc về Hà Nội để lấy mẫu kiểm tra. Ông Trụ lý giải, nếu để hàng trong các kho bãi tại cửa khẩu thì chi phí đội lên rất cao nên để hạn chế thời gian, đi lại và chi phí, DN luôn chọn được kiểm tra tại cơ sở đơn vị NK.

Theo bà Trịnh Tú Anh, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng An Đô (một DN chuyên NK nguyên liệu dệt may và hóa chất), địa điểm KTCN tại Tân Thanh chưa thực sự hợp lý cho DN. Bởi hầu hết DN có hàng hóa thuộc diện KTCN đều NK qua các cửa khẩu Cốc Nam, Hữu Nghị, Chi Ma, nếu đưa lên Tân Thanh để làm thủ tục, lấy mẫu và nhận kết quả thì ngược đường, làm gia tăng chi phí lên nhiều. Hiện tại cách mà DN chọn là về Hà Nội làm thủ tục, lấy mẫu và nhận kết quả, với cách này, DN đã tiết kiệm rất nhiều từ chi phí cho đến thời gian đi lại.

Cục Hải quan Lạng Sơn đánh giá, hàng hóa XNK qua các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn đa dạng về chủng loại, trong đó có nhiều mặt hàng thuộc diện quản lý chuyên ngành của các bộ, ngành như: Bộ Y tế (về phụ gia thực phẩm, sản phẩm chứa đựng thực phẩm, trang thiết bị y tế, dược phẩm, nguyên liệu sản xuất thuốc…), Bộ NN&PTNT (thuốc bảo vệ thực vật, hàng kiểm tra an toàn thực phẩm có nguồn gốc thực vật, hàng hóa kiểm dịch thực vật), Bộ Xây dựng (gạch ốp lát, kính xây dựng), Bộ Công an (bình chữa cháy…), Bộ Giao thông vận tải (ô tô, xe máy chuyên dụng), Bộ Công Thương (hàng dệt may, hàng hầm lò, hóa chất, tiền chất, kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu…), Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (tời, palăng, các loại bình chứa khí nén…), Bộ Thông tin và Truyền thông (máy in, thiết bị xuất bản phẩm, sản phẩm thu phát song, điện thoại di động…), Liên bộ Công Thương- Khoa học Công nghệ (mặt hàng thép) và một số bộ, ngành khác.

Đáng chú ý, hàng hóa XNK qua địa bàn Chi cục Hải quan Tân Thanh chủ yếu là hàng hoa quả, nông sản (chiếm 80% tổng số hàng hóa XNK) là hàng hóa thuộc diện KTCN của Bộ NN&PTNT. Trong khi tại cửa khẩu Cốc Nam, Chi Ma, Hữu Nghị lại phát sinh nhiều lô hàng thuộc đối tượng KTCN của Viện Dệt may, Viện Kiểm nghiệm ATVSTP nhưng do khoảng cách xa, không thuận tiện nên các DN không đăng ký KTCN tại cửa khẩu Tân Thanh mà hầu hết đăng ký kiểm tra và nhận kết quả tại các cơ quan KTCN tại Hà Nội.

Qua khảo sát của phóng viên Báo Hải quan cho thấy, hàng hóa thuộc diện KTCN tại Tân Thanh chỉ phát sinh đối với mặt hàng hoa quả NK, trong khi nhu cầu KTCN đối với các mặt hàng NK tại các đơn vị của khẩu khác lại phát sinh nhiều. Do đó, 9 tháng qua địa điểm KTCN tập trung tại Tân Thanh thường xuyên... đóng cửa.

Cần phương án thay đổi

Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính cho phép DN đưa hàng về kho bảo quản. Đối với các DN NK mặt hàng thuộc diện KTCN qua địa bàn Lạng Sơn chủ yếu có trụ sở, địa chỉ kho hàng bảo quản tại Hà Nội, do vậy hầu hết DN đã thực hiện đăng ký, lấy mẫu, nhận kết quả tại cơ sở KTCN tại Hà Nội.

Về vấn đề này, theo đại diện Cục Hải quan Lạng Sơn, hiện nay tại miền Bắc, ngoài Trung tâm Tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1 (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) còn có 3 đơn vị thuộc Bộ Y tế được chỉ định thực hiện kiểm tra VSATTP là: Viện Kiểm nghiệm ATVSTP, Viện Dinh dưỡng và Trung tâm Y tế dự phòng Hải Phòng, DN được lựa chọn 1 trong 4 cơ quan kiểm tra mà DN thấy thuận lợi. Trong đó, Bộ Y tế là một trong những bộ, ngành đã thực hiện kết nối với Tổng cục Hải quan theo Cơ chế một cửa quốc gia, việc đăng ký, trả kết quả đối tượng KTCN được thực hiện qua mạng, do vậy lượng hồ sơ phát sinh khai báo qua địa điểm KTCN tập trung là rất ít.

Theo ông Trần Bằng Toàn, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, hiện hàng hóa thuộc diện KTCN qua Chi cục chủ yếu thuộc diện quản lý của Cục Đăng kiểm (Bộ Giao thông vận tải) liên quan đến ô tô, máy móc thiết bị.., một số ít thuộc quản lý của Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương. Thời gian qua, đơn vị đã thường xuyên trao đổi với Cục Đăng kiểm về kết quả kiểm tra hàng hóa của các DN. Cũng theo ông Trần Bằng Toàn, trước mắt lựa chọn đặt địa điểm KTCN tại Tân Thanh sẽ thuận lợi cho mặt hàng nông sản NK nhưng DN NK mặt hàng khác như dệt may tại cửa khẩu Chi Ma, Cốc Nam, Ga Đồng Đăng hay Hữu Nghị, nếu có nhu cầu phải di chuyển lên Tân Thanh thì trái đường, do đó, cần xem xét bố trí địa điểm KTCN tại nơi trung tâm nhất nhằm tạo thuận lợi trong quá trình làm thủ tục cũng như giảm chi phí, thời gian cho DN.

Bà Trịnh Tú Anh cho rằng, cơ quan quản lý cần nghiên cứu phương án di chuyển địa điểm KTCN tại Tân Thanh về TP. Lạng Sơn để thuận lợi cho các DN đến làm thủ tục, lấy mẫu và nhận kết quả. Đặc biệt, thời gian tới các bộ, ngành thực hiện kết nối theo Cơ chế một cửa quốc gia, việc đăng ký, trả kết quả đối tượng KTCN được thực hiện qua mạng sẽ tạo điều kiện, tiết kiệm thời gian, chí phí cho DN hơn.

Để triển khai có hiệu quả hoạt động KTCN qua địa bàn, Hải quan Lạng Sơn cho rằng, tạo điều kiện cho cả DN và cơ quan kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cần xem xét việc xây dựng địa điểm có vị trí thuận lợi để đối tượng KTCN tại cửa khẩu Cốc Nam, Hữu Nghị, Chi Ma có thể tham gia. Đồng thời cần sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến hàng hóa thuộc diện KTCN để DN cũng như cơ quan thực thi thuận lợi hơn trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, cần phải phối hợp tuyên truyền hoạt động KTCN tại cửa khẩu Tân Thanh để tăng lượng khách hàng cho các cơ quan KTCN. Cùng với đó là đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng trụ sở KTCN đáp ứng nhu cầu khối lượng KTCN nhằm mang lại hiệu quả thiết thực.

Theo thống kê từ khi địa điểm KTCN tập trung tại cửa khẩu Tân Thanh đi vào hoạt động (ngày 6-1-2016) đến nay, mới chỉ có 52 tờ khai đã làm thủ tục thuộc đối tượng KTCN của Viện Dệt may và Viện Kiểm nghiệm ATVSTP quốc gia/22.676 tờ khai hải quan thuộc diện phải KTCN qua đơn vị, còn hàng hóa thuộc đối tượng KTCN của y tế, thực vật và động vật hầu như không phát sinh.

赞(264)
未经允许不得转载:>Empire777 » 【ti le anh】Địa điểm Kiểm tra chuyên ngành ở Lạng Sơn: “Chưa gãi đúng chỗ ngứa”