【bomg da lu】Học viên trường nghề “đắt” việc làm

  发布时间:2025-01-10 10:52:17   作者:玩站小弟   我要评论
Nghịch lýTheo Th.s Lê Mạnh Dũng, Hiệu trưởng Trường trung cấp nghề Huế, dù công tác tuyển sinh của t bomg da lu。

Nghịch lý

Theđắtbomg da luo Th.s Lê Mạnh Dũng, Hiệu trưởng Trường trung cấp nghề Huế, dù công tác tuyển sinh của trường Trung cấp nghề Huế (nói riêng) và các trường trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh nói chung còn khó khăn (ít người lựa chọn học nghề), tuy nhiên, mỗi khi đã vào học và học xong chương trình thì hầu hết đều có việc làm, thậm chí là việc làm tốt, lương cao.

Học viên lớp may công nghiệp (hệ sơ cấp) Trường trung cấp nghề Quảng Điền  chăm chú học tập.

Trong 10 năm qua, trường đào tạo hệ sơ cấp, 100% học viên sau khi tốt nghiệp có việc làm. Thời gian gần đây nhất, theo điều tra trong vòng 8 tháng, kể từ thời điểm tốt nghiệp, có 5 học viên sơ cấp đang làm việc tại các khách sạn 5 sao, rất nhiều học viên có công việc ổn định tại các khách sạn 4 sao và nhiều em vươn lên làm quản lý. 23 em tốt nghiệp trung cấp điện dân dụng, quản lý khách sạn (khóa đầu tiên của trường) đã đi làm. Các bạn Phan Hữu Lâm (21 tuổi), Trần Đình Nhật (22 tuổi), Phạm Thị Yến (24 tuổi) cho biết, khá hài lòng với công việc và thu nhập từ công việc hiện tại, sau khi tốt nghiệp lớp điện dân dụng, quản trị khách sạn (hệ trung cấp, Trường trung cấp nghề Huế).

Ông Trần Quang Khoá, Hiệu trưởng Trường trung cấp nghề Quảng Điền cũng cho biết, sau khi theo học các nghề hệ trung cấp, học viên của trường 70% trở lên có việc làm. Đối với hệ sơ cấp, sau khi tốt nghiệp, một số học viên vào TP Hồ Chí Minh làm việc. Do đó, không thống kê được con số chính xác. Nhưng thăm dò qua nhiều “kênh”, được biết tỷ lệ học viên hệ sơ cấp của trường hầu hết có việc làm. Cha mẹ và gia đình các em phấn khởi khi con chỉ học sơ cấp, trung cấp nghề nhưng có việc làm ngay. Trong lúc phần lớn sinh viên tốt nghiệp đại học thất nghiệp. Không ít bạn phải “quay lại” học sơ cấp nghề kiếm việc lâm.

Tại Trường trung cấp nghề Quảng Điền, chúng tôi đến lớp đào tạo nghề may công nghiệp để gặp một số học viên đã tốt nghiệp đại học, không có việc làm phải “học lại” sơ cấp nghề. M (24 tuổi) cho biết bạn có trong tay bằng cử nhân kế toán. “Từ khi ra trường, tôi loay hoay xin việc tại TP Hồ Chí Minh mà không được. Nơi thì “đòi” hộ khẩu, nơi yêu cầu kinh nghiệm, nơi lại cần ngoại hình. Về quê cũng không xin được việc làm đúng ngành học nên tôi quyết định học sơ cấp may, để có thể sớm đi làm tại các khu công nghiệp”. M chia sẻ. Trong lớp may công nghiệp hệ sơ cấp Trường trung cấp nghề Quảng Điền, ngoài M còn có 3 bạn khác, từng tốt nghiệp Trường đại học Sư phạm Huế và Trường đại học Khoa học Huế. Còn ở lớp đào tạo nấu ăn (hệ sơ cấp) có 28 học viên thì hết 14 bạn đã tốt nghiệp đại học. Một giáo viên của trường cho biết: “Em gái ruột của mình cũng tốt nghiệp Trường đại học Sư phạm Huế, bằng giỏi. Do không có việc đúng ngành và bằng cấp, nên đã quay lại học sơ cấp may, đi làm giải quyết vấn đề mưu sinh”.

Học viên lớp hàn (hệ trung cấp) Trường trung cấp nghề Quảng Điền đang thực hành hàn cao cấp tại xưởng.

Cần cách nhìn và định hướng phù hợp

Theo ông Phan Thế Hồng Anh, Phó phòng Dạy nghề Sở Lao động Thương binh & Xã hội (LĐTB&XH), học viên học nghề (các cấp) ra trường dễ xin việc. Ông Anh cho biết, qua khảo sát của ngành LĐTB&XH, trong lúc tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học có việc làm rất thấp, rất nan giải thì trên 80% học viên cao đẳng, trung cấp nghề sau khi tốt nghiệp đều tìm được việc làm. Đối với hệ sơ cấp, khi hỗ trợ kinh phí cho các trường, trung tâm dạy nghề, ngành LĐTB&XH buộc các đơn vị này phải ký hợp đồng với các cơ sở, nơi học viên đến thực hành, học việc nhận lao động sau khi các em ra trường. Do đó, đối với các nghề phi nông nghiệp, học viên học ra hầu hết có việc làm. Ông Lê Mạnh Dũng cũng cho biết, khi tuyển sinh, nhà trường phải cam kết với người học, học xong là có việc làm. Thậm chí, nhà trường vừa đào tạo vừa tạo việc làm để học viên có thu nhập ngay trong quá trình học. Như, đối với ngành đào tạo kỹ thuật điêu khắc gỗ, nhà trường liên kết với chủ cơ sở mỹ nghệ điêu khắc gỗ. Các em đến học việc được trả tiền công, đồng thời sau khi tốt nghiệp, các em được chủ cơ sở nhận vào làm. Tương tự, ông Trần Quang Khóa cũng cho biết, theo chương trình học ở trường, trên 70% thời gian là thực hành nghề. Nhiều công ty tìm đến tuyển dụng các học viên đã đến đơn vị họ thực tập. Năm ngoái một công ty ở phía Nam trả lương học việc cho học viên nghề hàn (hệ trung cấp) 100.000 đồng/học viên/ngày (năm nay tăng lên 150.000 đồng/ học viên/ ngày). Sau khi các em học xong, công ty sẽ tuyển dụng vào làm việc.

Trong lúc học viên học nghề “đắt” việc làm, sinh viên tốt nghiệp đại học không có việc làm, nhưng thực tế học sinh sau khi tốt nghiệp PTTH vẫn “đổ xô” thi vào đại học, dù rất nhiều trường hợp biết trước ngành học (chọn để dễ thi đỗ) khi tốt nghiệp khó có việc làm. Lý do vì sao? Qua thăm dò một số bậc phụ huynh và bản thân học sinh, sinh viên (chuẩn bị tốt nghiệp PTTH, đã tốt nghiệp đại học mà chưa có việc làm hoặc đang “quay lại” học sơ cấp), hầu hết ý kiến đưa ra đều cho rằng, muốn “nở mày nở mặt” khi vào đại học và sợ “thua bạn kém bè” nếu... học nghề.

Việc làm tốt chỉ dành cho những người biết “liệu cơm gắp mắm”, tùy hteo năng lực để lựa chọn (ngành, nghề, đại học, cao đẳng hay trung cấp, sơ cấp) phù hợp, đồng thời biết nỗ lực trong quá trình học tập, rèn luyện kỹ năng. Vì vậy, cùng với các “kênh” tư vấn khi các trường tuyển sinh, cha mẹ gia đình cần định hướng con em mình, tránh lãng phí thời gian, tiền bạc...

Bài, ảnh: Quỳnh Anh

相关文章

最新评论