当前位置:首页 > Cúp C1

【nhận định hannover 96】Đề xuất đưa Nga trở lại G7, ông Trump tung “lựu đạn ngoại giao“?

Thông điệp này được "ông chủ Nhà Trắng" đưa ra chỉ vài ngày trước khi khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) ở Pháp,ĐềxuấtđưaNgatrởlạiGôngTrumptunglựuđạnngoạnhận định hannover 96 báo hiệu những căng thẳng có thể tiếp diễn tại câu lạc bộ các cường quốc tinh hoa và ưu tú nhất thế giới này.

de xuat dua nga tro lai g7 ong trump tung luu dan ngoai giao

Tổng thống Putin và Tổng thống Trump trong một cuộc gặp. Ảnh: Reuters.

Đây không phải là lần đầu tiên ông Trump đưa ra ý tưởng về việc Nga trở lại G7 gồm các nước Mỹ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Anh, Italy và Canada. Tháng 6/2018, Tổng thống Trump cũng đã đề nghị Nga nên tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 tại Canada.

Phát biểu với các phóng viên tại Nhà Trắng hôm 20/8, Tổng thống Trump tiếp tục khẳng định "sẽ phù hợp hơn nhiều" khi Nga là thành viên trong nhóm các cường quốc thế giới.

“Tôi rất muốn Tổng thống Nga Putin quay trở lại G7, và trở thành G8. Tôi nghĩ đến thời điểm thích hợp để Nga trở lại G8, vì chúng ta có nhiều việc cần phải làm với Nga. Tôi chắc chắn sẽ ủng hộ điều này”, ông Trump nói.

Mỹ sẽ là nước chủ nhà Hội nghị Thượng đỉnh G7 vào năm 2020 và nếu thành công trong việc đưa Nga trở lại, nhóm này sẽ quay về tên cũ cách đây 5 năm: G8. Nga bị dừng tư cách thành viên G8 năm 2014 sau sự kiện sáp nhập Bán đảo Crimea. Việc loại Nga ra khỏi danh sách G8 được đánh giá là một thông điệp cứng rắn của các nước rằng, nếu Nga muốn là một phần của câu lạc bộ các cường quốc này, Nga phải từ bỏ can thiệp vào tình hình Ukraine.

Các nước Liên minh châu Âu trong G7 cho rằng chưa phải là thời điểm điểm thích hợp để Nga gia nhập lại khối, cho đến khi có bước tiến rõ ràng liên quan đến tình hình Ukraine. Vì vậy, với tuyên bố ủng hộ Nga gia nhập lại G7, có thể làm suy yếu lập trường cứng rắn của khối nhằm vào Nga và phản ánh những bất đồng quan điểm giữa các quốc gia thành viên.

Tuyên bố của Tổng thống Trump ủng hộ Nga gia nhập G7 được một số hãng truyền thông ví là “quả lựu đạn ngoại giao đầu tiên” ném vào nhóm các câu lạc bộ được đánh giá là tinh hoa nhất thế giới này. Hội nghị Thượng đỉnh hàng năm nhóm G7 (trước đây là G8) thường đạt được đồng thuận cao trong nhiều vấn đề. Tuy nhiên xu thế này đang bị thay đổi với sự tham dự của Tổng thống Trump.Tại Hội nghị G7 năm 2018 tại Quebec, Tổng thống Trump đã không tiếc lời chỉ trích nước chủ nhà Canada và từ chối ký tuyên bố chung cuối cùng. Những khác biệt giữa Mỹ và các nước còn lại của G7 đã khiến có thời điểm người ta gọi nhóm này là G6+1 thay vì G7.

Hội nghị năm nay cũng được dự đoán không mấy sáng sủa, khi một số nhà ngoại giao cho rằng có dấu hiệu có thể không ký được tuyên bố chung, bởi vì hàng loạt bất đồng về các chính sách thương mại, thỏa thuận hạt nhân Iran và vấn đề biến đổi khí hậu....Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng đã từng cảnh báo, nhóm G7 không ngại trở thành G6 nếu chính quyền Mỹ tiếp tục những hành động đơn phương chống lại đồng minh, cũng như khả năng loại Mỹ khỏi tuyên bố chung.

Mặc dù vậy, nước chủ nhà Pháp năm nay hy vọng họ có thể “kiềm chế” Tổng thống Trump tốt hơn, tránh lặp lại tình trạng như Hội nghị tại Canada.

So với sự cô lập của Mỹ tại hội nghị năm 2018 thì Tổng thống Trump năm nay được cho là có một “người bạn mới”- Thủ tướng Anh Boris Johnson, có quan điểm gần gũi hơn với Mỹ so Thủ tướng tiền nhiệm. Giới quan sát cũng cho rằng, mặc dù không ủng hộ quan điểm của Tổng thống Trump, nhưng các nước EU trong G7 cũng hiểu rằng họ không phải là một “ siêu quyền lực” và vẫn phải phụ thuộc vào Mỹ. Cùng với những thách thức từ Trung Quốc và Nga khiến các nước này sẽ không thể đối đầu mãi với Mỹ ./.

分享到: