Thứ trưởng Nguyễn Thị Minh phát biểu tại hội thảo. Đây là sự kiện trong khuôn khổ dự án “Tăng cường năng lực quyết định và giám sát ngân sách của các cơ quan dân cử Việt Nam”. Phát biểu tại hội thảo,âydựngcơchếtàichínhđểpháttriểngiáodụcđạihọnhan dinh wolves PGS.TS. Đinh Văn Nhã- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội cho biết, Đảng, Quốc hội và Chính phủ luôn coi giáo dục là ưu tiên hàng đầu. Kể cả trong điều kiện vô cùng khó khăn của những năm đầu đổi mới, Nhà nước vẫn dành những nguồn lực ưu tiên cả về cơ chế chính sách và sự đầu tư của NSNN cho sự nghiệp giáo dục. Đặc biệt, trong 10 năm gần đây, khi nền kinh tế có tăng trưởng, NSNN tăng lên, quy mô đầu tư cho giáo dục cũng tăng dần, năm sau cao hơn năm trước. Ông Đinh Văn Nhã nhận định, chỉ tính riêng 3 năm trở lại đây, việc đầu tư cho giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng tương đối đồng bộ. Quốc hội đã có những đóng góp rất quan trọng để tạo môi trường cho giáo dục, nhất là giáo dục đại học có khuôn khổ pháp lý thuận lợi. Có thể nói, mặt bằng pháp luật về giáo dục của nước ta đã đạt được các chuẩn mực của khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, ông Nhã cho biết, thực tế, việc áp dụng hệ thống chính sách vào cuộc sống đã phát sinh nhiều bất cập, trong đó có cơ chế tài chính. Do đó, hội thảo lần này là một cơ hội tốt để các cơ quan Quốc hội, các cơ quan Chính phủ và các đại biểu Quốc hội, các thầy, cô giáo, các chuyên gia và nhà quản lý giáo dục đại học đánh giá cơ chế, chính sách tự chủ tài chính hiện hành đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập. Ông Đinh Văn Nhã nhấn mạnh, mục đích cuối cùng là xây dựng được một cơ chế tài chính phù hợp nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng một nền giáo dục đại học hiện đại, chất lượng, hiệu quả và công bằng phù hợp với xu thế phát triển phổ biến trên thế giới như đã được quy định trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước. Phát biểu đề dẫn, TS. Nguyễn Thị Minh- Thứ trưởng Bộ Tài chính cho biết, thời gian qua, cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học luôn được đổi mới cho phù hợp với yêu cầu phát triển. Ngay từ đầu những năm 2000, Chính phủ ban hành Nghị định số 10/2002/NĐ-CP về chế độ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu, Nghị định số 43/2006/NĐ-CP quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Tiếp đó, trên cơ sở Nghị quyết số 35/2009/QH12 của Quốc hội khoá XII về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm 2010-2011 đến năm học 2014-2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 49/2009/NĐ-CP quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015,… Có thể nói, các cơ chế tài chính trên đã tạo động lực quan trọng đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập trong việc nâng cao quyền tự chủ, gắn với tự chịu trách nhiệm trong việc khai thác, phát huy các tiềm năng về cơ sở vật chất, tài sản, đội ngũ giáo viên để mở rộng quy mô, đa dạng hoá các loại hình đào tạo, gắn với nhu cầu xã hội, tăng nguồn tài chính cho nhà trường, tăng cường tái đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động… Tuy vậy, thực tế cho thấy, bên cạnh những thành tích quả tích cực mang lại, cơ chế tài chính hiện nay đối với giáo dục đại học vẫn còn một số tồn tại, bất cập cần tiếp tục được hoàn thiện và đổi mới cho phù hợp với các chủ trương, định hướng về phát triển KT-XH trong giai đoạn mới. Quang cảnh hội thảo. Ảnh: H.Vân. Ngày 26-5-2011, Bộ Chính trị đã có Thông báo Kết luận số 37-TB/TW về Đề án “Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hoá một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công” và khẳng định việc tiếp tục thực hiện chủ trương đổi mới cơ chế hoạt động và tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hoá một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công trong thời gian tới là cần thiết, phải được tiến hành với quyết tâm cao hơn, đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ và toàn diện hơn về cơ chế hoạt động và tài chính. Do vậy, yêu cầu đổi mới cơ chế tài chính đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập nay lại càng trở nên cấp thiết. Trao đổi tại hội thảo, các đại biểu tham luận đã đưa ra những đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm thành công về việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2008-2012; đồng thời trao đổi những khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp chính sách nhằm mở rộng hơn nữa việc giao quyền tự chủ về tài chính gắn với tự chịu trách nhiệm; tăng cường công tác nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học công lập. Bên cạnh đó, các đại biểu còn cùng thảo luận về nội dung Đề án thí điểm đặt hàng đào tạo và Đề án thí điểm việc mở rộng quyền tự chủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với nhóm các cơ sở giáo dục đại học công lập có đào tạo các chuyên ngành có nhu cầu cao trên thị trường. Các nội dung này đã bổ sung cơ sở lý luận và bằng chứng thực tiễn cho cơ quan quản lý để hoàn thiện Đề án thí điểm Nhà nước thực hiện đặt hàng cung ứng dịch vụ đào tạo đối với một số ngành nghề khó tuyển sinh, Nhà nước có nhu cầu cao, chủ yếu phục vụ cho việc quản lý nhà nước và cung ứng dịch vụ công. Hội thảo đã góp phần tăng cường sự đồng thuận trong xã hội và các cơ sở giáo dục đại học về sự cần thiết phải tái cơ cấu nguồn lực tài chính công cho phát triển đại học; đề xuất cho các cơ sở giáo dục đại học công lập được áp dụng cơ chế học phí mới phù hợp với chất lượng đầu ra, nhất là đối với một số chuyên ngành được xã hội quan tâm nhiều. Hội thảo cũng đã ghi nhận nhiều ý kiến đề xuất những nội dung cơ bản của Nghị định thay thế Nghị định số 43 của Chính phủ. Hồng Vân |