欢迎来到Empire777

Empire777

【nhận định iraq】Nâng cao hiệu quả chăn nuôi bò thịt, giảm phát thải khí nhà kính

时间:2025-01-11 04:00:49 出处:World Cup阅读(143)

Giảm phát thải ngành chăn nuôi bò 

Hiện nay,ângcaohiệuquảchănnuôibòthịtgiảmphátthảikhínhàkínhận định iraq quy mô nhỏ lẻ, phân tán của bò thịt nói riêng chiếm tỷ lệ cao, với trên 90%. Thức ăn cho bò vẫn là chăn thả rông và tận dụng các loại phụ phẩm trong nông nghiệp. Kiểu chăn nuôi này dễ chịu rủi ro cao về dịch bệnh, hiệu quả thấp và làm gia tăng lượng phát thải ra ngoài môi trường. Chăn nuôi bò thịt đóng góp trên 50% tổng lượng phát thải toàn ngành chăn nuôi.

Giảm phát thải từ chăn nuôi bò là xu hướng tất yếu. Ảnh minh họa

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, phát triển chăn nuôi bò thịt nói riêng phải tính đến kế hoạch triển khai thực hiện các cam kết của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp quốc lần thứ 26 (COP26), đưa ra phát thải ròng về 0 vào năm 2025.

“Chúng ta phải bảo đảm tổng lượng phát thải khí metan không vượt quá 96,4 triệu tấn CO2 tương đương. Phát thải khí nhà kính trong ngành chăn nuôi giảm 18%, trong đó phát thải khí metan trong chăn nuôi không vượt quá 16,8 triệu tấn năm 2025 và 15,2 triệu tấn năm 2030. Đây là nhiệm vụ không dễ thực hiện”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Để hướng tới mục tiêu này, ông Nguyễn Đức Trọng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam cho biết, việc chuyển đổi sang chăn nuôi tuần hoàn và chuyên nghiệp hóa là giải pháp quan trọng giúp giảm phát thải. Mô hình này tận dụng chất thải từ chăn nuôi để sản xuất phân bón hữu cơ và năng lượng tái tạo, góp phần tăng hiệu quả sản xuất.

Ứng dụng công nghệ tiên tiến để ngành chăn nuôi bò thịt phát triển bền vững

Gần đây, phương thức chăn nuôi bò thịt đã chuyển dần từ chăn nuôi quảng canh sang chăn nuôi bán thâm canh và thâm canh áp dụng công nghệ cao. Nhờ đó, năng suất của đàn bò thịt cũng như chất lượng thịt bò, hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò ngày càng tăng cao đồng thời giảm phát thải ra môi trường.

Theo đó, để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi, tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ giảm thiểu ô nhiêm môi trường trong chăn nuôi, đặc biệt cuối năm 2022, UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Phát triển nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ tỉnh giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030", trong đó tập trung triển khai các mô hình chăn nuôi theo hướng hữu cơ.

Điển hình như mô hình chăn nuôi lợn kết hợp trồng trọt theo hướng hữu cơ triển khai tại thị trấn Tam Hồng (Yên Lạc) đã tiết kiệm được gần 1.400 lít nước/con lợn nuôi, chất thải được xử lý bằng chế phẩm sinh học, tạo nguồn phân hữu cơ bón cho cây trồng, cung cấp thức ăn cho lợn, tạo vòng tuần hoàn trong sản xuất; đặc biệt, sản phẩm chăn nuôi một phần được Tập đoàn Quế Lâm thu mua với giá mua cao hơn chăn nuôi đại trà từ 25 - 30% theo từng thời điểm.

Hay mô hình vỗ béo bò thịt và xử lý môi trường bằng chế phẩm sinh học tại xã Vân Trục (Lập Thạch) cho hiệu quả kinh tế tăng từ 15 - 20%, chất thải chăn nuôi được ủ bằng chế phẩm sinh học, tạo nguồn phân hữu cơ cho trồng trọt.

Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, giai đoạn 2021-2023, tỉnh Vĩnh Phúc đã hỗ trợ 267 tấn chế phẩm sinh học, 2.520 tấn đệm lót sinh học để xử lý môi trường cho 15.363 hộ chăn nuôi với quy mô 21,5 triệu con gà, 350 nghìn con lợn, 5.000 con bò sữa và 2.800 con bò thịt.

Hầm biogas - một trong những giải phát giúp giảm ô nhiễm từ chăn nuôi bò thịt.

Là nơi đang nuôi nhốt hàng trăm con bò, nhưng nếu có dịp đến thăm khu chăn nuôi của Hợp tác xã (HTX) Toàn Phát (huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La), mọi người đều thấy không có mùi hôi từ chất thải. Tại đây, đàn bò được ở trong chuồng trại kiên cố, bên dưới là lớp đệm lót sinh học dày làm từ các phụ phẩm nông nghiệp sẵn có ở địa phương như: Trấu, lõi ngô, vỏ lạc, mùn cưa kết hợp với sử dụng chế phẩm EM phun đều lên nguyên liệu.

Ông Nguyễn Hồng Linh - Giám đốc HTX Toàn Phát cho biết, do chăn nuôi quy mô lớn nên ngay từ khi triển khai dự án chăn nuôi, HTX đã chú trọng áp dụng công nghệ đệm lót sinh học trộn với chế phẩm EM để lót xuống nền chuồng. Đệm lót giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại, làm ấm, tăng khả năng kháng bệnh cho bò, đồng thời tiết kiệm được một lượng nước đáng kể bởi không cần dùng nước để rửa chuồng. Nước ở đây chỉ dùng để phun tạo độ ẩm nền chuồng, giúp chuồng nuôi không còn mùi hôi.

Sau khoảng 6 tháng sử dụng, nền đệm lót sẽ được thay mới. Toàn bộ đệm lót đã qua sử dụng sẽ được thu gom làm phân bón cho cây trồng rất tốt. Ngoài bón cho diện tích trồng cỏ của HTX, đều đặn mỗi năm, HTX đều xuất bán hàng trăm phân bón từ chất thải chăn nuôi cho người dân trong vùng để phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Trong khi đó, ở Củ Chi - nơi có đàn bò sữa lớn nhất TP.Hồ Chí Minh, chính quyền địa phương đang thực hiện chương trình phát triển bền vững đàn bò, trong đó chú trọng giảm tổng đàn bò song vẫn nâng cao năng suất chăn nuôi, đặc biệt là đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn. Theo đó, UBND huyện đang phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.Hồ Chí Minh xác định khu vực bố trí cơ sở chăn nuôi bò sữa tập trung đến xã; điều tra, xây dựng lộ trình ổn định cũng như di dời đối với các cơ sở chăn nuôi bò sữa tập trung đến khu vực chăn nuôi tập trung.

Phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi bằng ủ phân hữu cơ (compost) cũng được ngành chăn nuôi Củ Chi khuyến khích. Theo đó, nguyên liệu ủ phân gồm phế phụ phẩm trồng trọt, phân động vật để làm phân bón cho cho cây trồng. Phân sau khi ủ háo khí trở lên tơi xốp và không có mùi hôi thối; các loại vi sinh vật có gây bệnh bị tiêu diệt bởi nhiệt độ đồng ủ.

Ngoài ra chất thải trong chăn nuôi còn được xử lý bằng công nghệ ép tách phân. Đây là công nghệ xử lý phân hiện đại dựa trên nguyên tắc “lưới lọc”. Khi hỗn hợp chất thải đi vào máy ép qua lưới lọc, thì các chất rắn được giữ lại, ép khô và ra ngoài để xử lý, còn lượng nước theo đường riêng chảy ra ngoài hoặc cho xuống bể khí sinh học để xử lý tiếp.

Để ngành chăn nuôi bò thịt tiếp tục phát triển bền vững, hướng tới mục tiêu chung - phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, TS. Nguyễn Thế Hinh - Phó Trưởng ban Ban Quản lý các dự án Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) khuyến nghị, Chính phủ cần cho phép phát điện biogas để nối mạng điện lưới, nhằm khuyến khích các chủ trang trại đầu tư máy phát điện biogas công suất lớn để tận dụng hết khí gas sinh ra nhằm đem lại lợi nhuận cho chủ trang trại, giảm thiểu tình trạng xả khí CH4 trực tiếp ra môi trường.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần sớm ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sử dụng chất thải chăn nuôi làm phân bón hữu cơ nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý cho các công nghệ thu gom, vận chuyển chất thải chăn nuôi. Có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, trang trại, nông hộ thu gom chất thải chăn nuôi làm phân bón hữu cơ để bán và sử dụng.

Theo quy định về xử lý nước thải chăn nuôi, các tổ chức và cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại phải tuân thủ nghiêm ngặt việc thu gom và xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường. Cụ thể, nước thải phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 62-MT:2016/BTNMT về nước thải chăn nuôi được ban hành theo Thông tư số 04/2016/TT-BTNMT ngày 29/4/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đảm bảo an toàn theo các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, nước thải chăn nuôi sau khi được xử lý đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia có thể được sử dụng cho cây trồng, tuân theo QCVN 01-195-2022/BNNPTNT về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng ban hành kèm Thông tư 28/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tuy nhiên, đối với nước thải chưa xử lý, khi vận chuyển đến nơi xử lý, phải sử dụng các phương tiện và thiết bị chuyên dụng để đảm bảo an toàn và hạn chế tối đa nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: