Và trong Hiến pháp 2013 cũng như ở Bộ luật tố tụng hình sự 2015 không tồn tại hai thuật ngữ “nghi can” và “nghi phạm”,o lkết quả dusseldorf mà chỉ có khái niệm về bị can và bị cáo. Mặc dù luật pháp quy định rõ ràng, cụ thể là vậy, nhưng không hiểu vì sao trong xã hội hiện nay vẫn còn quá nhiều người nhầm lẫn về những khái niệm này, nhất là trên các trang mạng xã hội và thậm chí trong số đó có không ít nhà báo ở một số cơ quan thông tin đại chúng. Cụ thể là khi một vụ án được điều tra, hay một người được cơ quan chức năng mời tới để điều tra hoặc tạm giữ, tạm giam đối tượng đó, thì ngay lập tức có thông tin cho rằng họ là nghi phạm, nghi can và thậm chí có tờ báo đã giật tít rằng người đó là nghi can. Từ đó, có nhiều người suy luận và cho rằng người đó có tội…, và rồi có những ý nghĩ xấu về người này. Chính vì vậy, bài viết dưới đây không ngoài mục đích giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về khái niệm của các cụm từ trên.
Trong Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành ở nước ta chỉ tồn tại các tên gọi: người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, mà không có hai thuật ngữ “nghi can” và “nghi phạm”. Và trong cuốn Từ điển Tiếng Việt của nhóm tác giả Vĩnh Lộc, Bảo Đoan, Ngọc Hạnh và Quỳnh Tâm biên soạn, do nhà xuất bản Thanh Niên phát hành năm 2002 cũng không có mục giải nghĩa về hai cụm từ này. Còn trong thực tế thì “nghi can” được mọi người hiểu là người bị nghi có liên quan đến vụ án và thuộc trường hợp chưa bị bắt. Còn nghi phạm được hiểu là người bị nghi là có hành vi phạm tội, có dấu hiệu của một tội phạm và đã bị lệnh bắt. Tuy nhiên, đây chỉ là cách hiều ngoài đời, còn trong văn bản quy phạm pháp luật, hay trong quá trình tham gia tố tụng, các cơ quan thực thi cũng như bảo vệ pháp luật không sử dụng hai thuật ngữ này.
Đối với thuật ngữ “bị can”, theo Khoản 1, Điều 60 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, thì: Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của bộ luật này. Và theo quy định tại Khoản 1, Điều 61, thì: Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của bộ luật này.
Về quyền, bị can được biết lý do mình bị khởi tố; Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại điều này; Nhận quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này; Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội; Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; Tự bào chữa, nhờ người bào chữa; Đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu; Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Bị cáo có quyền: Nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của tòa án và các quyết định tố tụng khác theo quy định của bộ luật này; Tham gia phiên tòa; Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại điều này; Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người định giá tài sản, người tham gia tố tụng khác và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tham gia phiên tòa; Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; Tự bào chữa, nhờ người bào chữa; Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội; Đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa; Nói lời sau cùng trước khi nghị án; Xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa; Kháng cáo bản án, quyết định của tòa án; Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; Các quyền khác theo quy định của pháp luật.Về nghĩa vụ của bị can: Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải, nếu bỏ trốn thì bị truy nã; Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Đối với bị cáo có nghĩa vụ: Có mặt theo giấy triệu tập của tòa án. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã; Chấp hành quyết định, yêu cầu của tòa án.