Trước đó,ảngBìnhtiêuhủysảnphẩmthựcphẩmkhôngđảmbảochấtlượsoi kèo fenerbahce hôm nay vào ngày 07/9/2024, Đội Quản lý thị trường số 5 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình đã tiến hành kiểm tra xe tải mang biển kiểm soát 47H-001.11 do ông Nguyễn Thanh Huy, cư trú tại Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk điều khiển. Kết quả kiểm tra phát hiện trên xe có chở hàng hóa nhập lậu gồm: 960 hộp sữa tiệt trùng, 84 hộp bánh quy, 336 gói bánh que vị ớt cay, và 120 gói kẹo gừng, tất cả đều có xuất xứ từ Thái Lan và Indonesia. Lực lượng chức năng khám phương tiện có dấu hiệu vận chuyển hàng hóa nhập lậu. Ảnh: Cục QLTT Quảng Bình Toàn bộ số hàng hóa vi phạm có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt, vi phạm quy định của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa do Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 04 năm 2017 và không có giấy tờ chứng minh đạt tiêu chuẩn nhập khẩu theo quy định của Luật An toàn thực phẩm năm 2010. Ngày 12/9/2024, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 5 đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với ông Nguyễn Thanh Huy với số tiền 16 triệu đồng. Đồng thời, toàn bộ số thực phẩm vi phạm, trị giá 24.780.000 đồng, bị buộc phải tiêu hủy. Việc tiêu hủy được tiến hành dưới sự giám sát của các đại diện từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình và Đội Quản lý thị trường số 5. Theo quy trình, các sản phẩm vi phạm được ngâm trong nước để làm mất khả năng sử dụng, sau đó phế liệu từ việc tiêu hủy được thu gom và xử lý nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường. Lực lượng quản lý thị trường giám sát việc tiến hành tiêu hủy sản phẩm vi phạm. Ảnh: Cục QLTT Quảng Bình Vào ngày 06/9/2024, Đội Quản lý thị trường số 2 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình cũng đã giám sát việc tiêu hủy một lô hàng lớn gồm 200 kg táo đỏ sấy khô, hơn 1.600 sản phẩm bánh, kẹo các loại và 200 gói bánh gạo que dành cho trẻ em, tất cả đều không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ và không đảm bảo an toàn. Tổng trị giá hàng hóa vi phạm trong đợt này lên đến gần 100 triệu đồng. Hoạt động kiểm tra và tiêu hủy các sản phẩm thực phẩm không đảm bảo chất lượng nhằm bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng, đặc biệt trong bối cảnh thị trường thực phẩm diễn biến phức tạp. Duy Trinh |