TheÁpthuếchốngbánphágiábảng xếp hạng bóng đá ngoài hạng anho Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay, việc sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại (PVTM) như áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp…để bảo vệ nền sản xuất cũng như doanh nghiệp (DN) trong nước là vô cùng cần thiết, tạo điều kiện cho DN vực dậy sau "bão dịch".
Giá phân bón sẽ còn leo thang đến hết năm nay
Trả lời câu hỏi của báo giới về việc giá phân bón tăng cao trong thời gian qua, ông Lê Triệu Dũng - Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại cho biết, Việt Nam đã áp thuế tự vệ đối với phân bón DAP và MAP nhập khẩu từ năm 2017 song, giá mặt hàng này chỉ mới bắt đầu tăng cao từ đầu năm 2021. Nguyên nhân chủ yếu do nguyên liệu sản xuất phân bón tăng, chi phí vận tải tăng.
Nhập khẩu phân bón DAP, MAP tăng 150%, sản xuất trong nước tăng 430%. Cầu phân bón không có biến động lớn so với năm trước.
Cụ thể, DAP và MAP có nguyên liệu sản xuất lớn nhất là lưu huỳnh và amoniac. Trong thời gian vừa qua, giá lưu huỳnh về các nhà máy sản xuất tăng lên 2 lần, từ 95 USD/tấn, lên 208USD/tấn. Giá amoniac tăng 31,4% tương đương mức tăng 102 USD/tấn. Giá vận chuyển tăng từ 3-5%...
Hơn nữa, khi có sản xuất trong nước đối trọng với nhập khẩu, mức tăng giá mặt hàng DAP và MAP sản xuất trong nước thấp hơn nhiều so với mức tăng giá của nhập khẩu. Hiện nay giá phân bón DAP, MAP dao động khoảng 9,5-10,8 triệu/tấn, trong khi giá nhập khẩu 14-15 triệu/tấn.
Còn theo ông Lưu Hoàng Ngọc - Phó Cục trưởng Cục Hóa chất, Bộ Công thương đang kết hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để hỗ trợ bình ổn giá cũng như hỗ trợ cho sản xuất cũng như đảm bảo nguồn cung cho thị trường. Theo chu kỳ giá của phân bón thì cứ khoảng 10 năm sẽ có độ tăng giá. Năm nay cũng giống như năm 2008 là chu kỳ giá đi lên. Việc giá đi lên có rất nhiều yếu tố.
Bên cạnh đó, ông Ngọc cho hay, so với cùng kỳ năm ngoái, giá vận chuyển hàng container đã tăng gấp 5 lần. Trong khi đó, phân bón về Việt Nam gồm có DAP, MAP và Urê thì hầu hết được vận chuyển bằng container...đẩy giá Urê thế giới lên rất cao nên giá phân bón của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng. Mặt khác, hiện nước ta sản xuất theo hai nguồn là bằng than và bằng khí. Cả hai cái giá này đều tăng rất là cao. Do đó, giá phân bón sẽ còn leo thang từ giờ đến hết năm.
"Phao sứu sinh" cho ngành mía đường
Bàn về ngành mía đường, tại buổi họp báo, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại chia sẻ, trên cơ sở hồ sơ đề nghị của DN sản xuất trong nước, Bộ Công thương khởi xướng đã khởi xướng điều tra chống bán phá, chống trợ cấp đối với đường mía Thái Lan từ tháng 9/2020 và đến ngày 15/6 đã ban hành Quyết định số áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp chính thức đối với đường mía Thái Lan.
Theo phản ánh của Hiệp hội Mía đường, đơn vị sản xuất, tại nhiều địa phương, người nông dân đã có kế hoạch mở rộng trồng mía trong niên vụ năm 2021- 2022.
Có thể thấy, đường mía Thái Lan đã gây thiệt hại lớn đối với ngành sản xuất trong nước, tác động kinh tế xã hội, kể cả tác động tới doanh nghiệp hạ nguồn sử dụng sản phẩm đường mía. Do đường mía xuất xứ Thái Lan bán phá giá ở mức 42,99%, trợ cấp 45,65%, tổng mức độ bán phá giá và trợ cấp là 47,64%.
Trong thời gian dài, ngành sản xuất đường mía trong nước đã chịu thiệt hại nặng nề do hàng hóa nhập khẩu bị điều tra tăng mạnh trong năm 2020, có tác động kìm giá, suy giảm sản lượng, công suất, lượng bán hàng, thị phần, doanh thu, lợi nhuận.
Trong bối cảnh đó, việc áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với đường mía Thái Lan sơ bộ từ tháng 2/2021 đã có tác động tích cực đối với ngành mía đường trong nước. Theo thống kê, từ tháng 3/2021, lượng đường nhập khẩu Thái Lan giảm đáng kể, từ mức bình quân từ 110.000 tấn năm 2020, đến nay còn khoảng 28.000 tấn, giảm 75%. Việc này đã làm giảm tác động cạnh tranh của đường Thái Lan đối với ngành sản xuất trong nước, giúp giá đường trong nước nhích lên, giá thu mua mía đối với người nông dân tăng từ 100.000 - 200.000/tấn và tiêu thụ tới hơn 6 triệu tấn mía.
Hiện, Bộ Công thương đang kết hợp chặt chẽ với Hiệp hội Mía đường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi sát tình hình nhập khẩu, tác động của biện pháp này để có biện pháp phù hợp và đảm bảo cung cầu, ổn định thị trường…/.
Tố Uyên