当前位置:首页 > Cúp C2

【kết quả giải la liga tây ban nha】Sự quan tâm, hỗ trợ của cộng đồng: Phương thuốc hữu hiệu cho bệnh nhân phong

Báo Cà MauChương trình phòng, chống bệnh phong ở Cà Mau được triển khai từ năm 1990. Qua nhiều hoạt động tích cực và được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của các cấp chính quyền, Viện Da liễu Trung ương, Bệnh viện Da liễu TP Hồ Chí Minh và các tổ chức phi Chính phủ, Văn phòng Hiệp hội Cứu trợ bệnh phong Hà Lan…

Chương trình phòng, chống bệnh phong ở Cà Mau được triển khai từ năm 1990. Qua nhiều hoạt động tích cực và được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của các cấp chính quyền, Viện Da liễu Trung ương, Bệnh viện Da liễu TP Hồ Chí Minh và các tổ chức phi Chính phủ, Văn phòng Hiệp hội Cứu trợ bệnh phong Hà Lan… chúng ta đã loại trừ bệnh phong và tiến tới giúp đỡ những đối tượng này tái hoà nhập cộng đồng. Phóng viên Báo Cà Mau gặp gỡ và trao đổi với Bác sĩ Ngô Thanh Tân, Trưởng Khoa Da liễu, Trung tâm Phòng, chống các bệnh xã hội tỉnh, đơn vị chủ đạo trong công tác loại trừ bệnh phong, xung quanh vấn đề trên.

- Bác sĩ cho biết chương trình phòng, chống phong đã có những tiến bộ gì trong năm vừa qua?

Bác sĩ Ngô Thanh Tân:Chương trình phòng, chống bệnh phong của Cà Mau năm nay cũng như những năm trước đây có nhiều tiến bộ tích cực. Chúng tôi tiếp tục nhận được sự trợ sức mạnh mẽ từ các cấp, các ngành và toàn xã hội. Ðặc biệt là sự phối hợp, giúp đỡ của Văn phòng Hiệp hội Cứu trợ bệnh phong Hà Lan, Viện Da liễu Trung ương, Bệnh viện Da liễu TP Hồ Chí Minh... trong việc phát hiện, điều trị và hỗ trợ vốn để thực hiện các chương trình giúp bệnh nhân phong và người khuyết tật do phong tái hoà nhập cộng đồng.    

Trung tâm Phòng, chống các bệnh xã hội tỉnh phối hợp các nhà hảo tâm tặng quà cho bệnh nhân phong xã Nguyễn Phích, huyện U Minh.      Ảnh: ĐẶNG DUẨN

Ngoài việc quản lý bệnh nhân phong, chúng tôi chăm sóc tàn tật thông qua phẫu thuật chỉnh hình, thay đổi hoặc lắp chân giả, tặng học bổng cho học sinh tiểu học là con bệnh nhân phong tại 9 huyện, thành phố, triển khai hiệu quả chương trình hỗ trợ vốn làm kinh tế cho bệnh nhân phong và người khuyết tật, khuyết tật do phong có nhu cầu tại nhiều xã trên địa bàn toàn tỉnh.

Thông qua hình thức này, nhiều gia đình có bệnh nhân phong đã tích cực làm kinh tế, hoà nhập cộng đồng và thoát được nghèo... Có thể kể đến nhiều địa phương làm tốt mô hình này như: xã Tắc Vân (TP Cà Mau), xã Trí Phải (huyện Thới Bình), xã Nguyễn Phích (huyện U Minh)...

Các cấp chính quyền, đoàn thể địa phương đã thể hiện được vai trò tích cực, hỗ trợ tốt cho chương trình. Ðặc biệt là hội phụ nữ rất tích cực đến tận hộ gia đình có bệnh nhân phong vận động, khảo sát mô hình kinh tế phù hợp, làm kế hoạch sản xuất, từ đó chúng tôi có cơ sở hỗ trợ cho vay vốn. Chương trình đã phối hợp với Hội LHPN tỉnh tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản và giải ngân vốn cho người khuyết tật do bệnh phong; triển khai khám sàng lọc phát hiện bệnh phong trong cộng đồng tại các xã. Thông qua hoạt động này, nhiều hộ gia đình người khuyết tật, khuyết tật do phong đã thoát nghèo, góp phần tích cực vào công tác an sinh xã hội của địa phương.

Hiện chúng tôi tập trung mọi nguồn lực để cùng với các xã vượt qua khó khăn, bảo đảm mọi bệnh phong sẽ hưởng được những ưu tiên, quyền lợi, cải thiện khả năng tiếp cận của người khuyết tật do phong với các dịch vụ phục hồi y tế và chức năng. Tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động của các nhóm tự lực giúp người khuyết tật tại các xã: Trí Phải, Nguyễn Phích và Tắc Vân... Thông qua các nhóm tự lực, người khuyết tật sẽ được hướng dẫn chăm sóc tàn tật, chăm sóc y tế, được tập huấn kỹ thuật, học hỏi các mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện sức khoẻ của mình.

- Năm 2015, chương trình phòng, chống phong sẽ tập trung những hoạt động gì, thưa bác sĩ?

Bác sĩ Ngô Thanh Tân: Thời gian qua chúng tôi đã làm được việc thống kê, rà soát các đối tượng bệnh nhân phong để tiếp tục hỗ trợ phục hồi chức năng, làm thẻ bảo hiểm y tế, tặng học bổng cho con em bệnh nhân phong cũng như hỗ trợ vốn làm kinh tế. Bắt đầu từ năm 2015 chương trình hỗ trợ vốn làm kinh tế sẽ được triển khai ở 4 xã của huyện Trần Văn Thời và sau đó là ở các huyện khác.

Trước tiên, trong dịp Tết Nguyên đán này, chúng tôi đã tranh thủ các nguồn tài trợ để thăm hỏi, tặng quà, với hy vọng các bệnh nhân phong được hưởng cái Tết đầm ấm. Tết năm trước, Văn phòng Hiệp hội Cứu trợ bệnh phong Hà Lan tài trợ trao tặng 600 suất quà cho người khuyết tật do bệnh phong trong tỉnh, mỗi suất trị giá 300.000 đồng. Năm nay cũng sẽ có những phần quà có giá trị tương đương, hoặc có thể hơn, thế thông qua các nguồn mà chúng tôi vận động được.

Mục tiêu của chúng tôi không chỉ là chăm sóc, hỗ trợ mà còn làm thế nào để thay đổi định kiến, giảm sự kỳ thị và những suy nghĩ lệch lạc về bệnh nhân phong. Sự giúp đỡ về vật chất, tinh thần của các tổ chức xã hội cũng như sự quan tâm, chia sẻ của cộng đồng, người thân cũng là phương thuốc tốt trong điều trị căn bệnh này.

- Xin cảm ơn bác sĩ!./.

Khánh Duy thực hiện

分享到: