【thongke bong da】Cử tri nhiều tỉnh không đồng tình với trả lời của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trưởng ban Dân nguyện Dương Thanh Bình. |
Cử tri 8 địa phương đã kiến nghị cần xem xét,ửtrinhiềutỉnhkhôngđồngtìnhvớitrảlờicủaBộGiáodụcvàĐàotạthongke bong da sửa đổi Thông tư số 32 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó có quy định về việc sử dụng điện thoại di động trong lớp học vì không phù hợp với thực tiễn, song trả lời của Bộ chưa thoả đáng.
Hạn chế trên được Trưởng ban Dân nguyện Dương Thanh Bình nhấn mạnh khi báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 15/3, trong phiên họp thứ 54.
Ông Bình cho biết, thông qua 1.050 cuộc tiếp xúc cử tri của các đại biểu Quốc hội, đã có 1.904 kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 10 của Quốc hội được tổng hợp chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Quy định chưa phù hợp thực tế
Một trong số các hạn chế trong việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri được nêu tại báo cáo là vẫn còn một số quy định của pháp luật chưa thống nhất; có quy định còn chưa phù hợp với thực tế, nhiều ý kiến cử tri không đồng tình.
Chẳng hạn, về việc sử dụng điện thoại di động trong lớp học: tại Thông tư số 32 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định về các hành vi học sinh không được làm: “Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép”. Ngay sau khi Thông tư số 32 được ban hành, cử tri 8 địa phương đã kiến nghị cần xem xét, sửa đổi vì không phù hợp với thực tiễn.
Trả lời cử tri, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, về cơ bản, việc sử dụng điện thoại trong lớp học vẫn là hành vi bị cấm. Việc sử dụng điện thoại trong lớp học với mục đích học tập của học sinh là khai thác các lợi thế kết nối của các thiết bị thông minh góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học. Bộ đã yêu cầu giáo viên “Không bắt buộc học sinh phải trang bị điện thoại để phục vụ học tập... các hoạt động đã được thiết kế trong kế hoạch bài dạy sao cho không yêu cầu tất cả các học sinh phải có điện thoại để sử dụng...”.
Qua giám sát cho thấy, Bộ Giáo dục và Đào tạo giao giáo viên quyền quyết định việc cho phép hoặc không cho phép học sinh sử dụng điện thoại. Như vậy, sẽ xảy ra tình trạng cùng một môn học, cùng một trường có thể có giáo viên quyết định cho sử dụng điện thoại, có giáo viên không cho sử dụng, điều này sẽ không đảm bảo sự thống nhất về phương thức giảng dạy - ông Bình phân tích.
Cơ quan giám sát kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần làm rõ việc cho học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học như là thiết bị hỗ trợ hoạt động học có được coi là chính sách chung không? Nếu là chính sách chung thì phải áp dụng thống nhất trong cả nước, không thể chỉ giao trách nhiệm quyết định cho giáo viên. Đồng thời cần phải đánh giá một cách khách quan và toàn diện sự tác động của việc thực hiện quy định này trong điều kiện phát triển kinh tế- xã hội của đất nước hiện nay cũng như khả năng quản lý của nhà trường và giáo viên đối với việc sử dụng điện thoại của học sinh để ban hành quy định phù hợp.
Vẫn xảy ra tình trạng chậm giải quyết, chậm trả lời
Bên cạnh hạn chế nêu trên, cơ quan giám sát còn chỉ ra những hạn chế khác nữa trong việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri.
Mặc dù Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã kiến nghị từ các kỳ họp trước, nhưng vẫn còn nhiều kiến nghị của cử tri chưa được trả lời đúng thời hạn. Đến nay, còn 94 kiến nghị (chiếm 5%) gửi đến kỳ họp thứ 10 chưa được trả lời - ông Bình dẫn chứng.
Hạn chế nữa cũng được nêu tại báo cáo giám sát là một số ít văn bản trả lời chung chung, không nêu rõ kết quả khi cử tri yêu cầu tổ chức kiểm tra, rà soát tiêu chuẩn, chất lượng.
Đáng chú ý là một số kiến nghị cử tri qua nhiều kỳ họp mặc dù đã được các bộ, ngành nghiên cứu, tiếp thu, nhưng đến nay chưa được giải quyết dứt điểm nên cử tri vẫn tiếp tục kiến nghị.
Từ kỳ họp thứ 7 đến nay, cử tri nhiều địa phương đã kiến nghị ban hành Nghị định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế, giáo dục, dạy nghề, thông tin truyền thông, văn hóa, thể thao và du lịch... để các địa phương có căn cứ thực hiện.
Qua giám sát cho thấy, Nghị định số 16/2015/CP-NĐ ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập đã giao các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Lao động, Thương binh và Xã hội, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Y tế, Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng và trình Chính phủ sửa đổi, ban hành Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong từng lĩnh vực...
Tuy nhiên, sau hơn 5 năm từ khi Nghị định số 16 có hiệu lực, đến nay, các Bộ mới chỉ tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập và Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác , các lĩnh vực còn lại chưa có văn bản cụ thể hướng dẫn thực hiện. Điều này gây không ít khó khăn cho địa phương trong công tác quản lý - Trưởng ban Dân nguyện Dương Thanh Bình nhấn mạnh.
Công tác phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương trong việc xem xét, giải quyết các kiến nghị có nội dung liên ngành, liên lĩnh vực vẫn còn chậm cũng là hạn chế được ông Bình đề cập.
Cụ thể, từ kỳ họp thứ 8, cử tri tỉnh Đắk Lắk đã kiến nghị có văn bản hướng dẫn kinh phí cho Kỳ thi THPT quốc gia để các địa phương có căn cứ thực hiện và kịp thời ban hành quy định mức chi chuẩn bị cho kỳ thi THPT năm 2020 theo quy định.
Nhưng từ năm 2018 đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính đã nhiều lần có văn bản trao đổi về việc ban hành thông tư thay thế Thông tư liên tịch số 66. Tuy nhiên đến nay, hai bộ vẫn chưa thống nhất ý kiến về những nội dung hướng dẫn nên văn bản hướng dẫn chưa được ban hành, ông Bình cho biết.