【qatar sc】Chuyện từ những khu dân cư vượt lũ
Bài 2: An cư phải gắn với lạc nghiệp
Khi lời giải cho bài toán lạc nghiệp đi kèm với an cư được giải quyết thỏa đáng thì khu,ệntừnhữngkhudncưvượtlũqatar sc cụm dân cư vượt lũ mới thật sự phát huy hiệu quả.
Khu dân cư vượt lũ ấp Tân Long A, xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp. Ảnh: NGỌC HƯỞNG
Vấn đề việc làm cần chú trọng
Đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, đặc biệt là sạt lở. Do đó, chủ trương xây dựng các cụm, tuyến dân cư vượt lũ của Chính phủ được các chuyên gia đánh giá mang ý nghĩa thiết thực khi góp phần bảo vệ sức khỏe, tính mạng, tài sản của người dân.
Có chiều dài 6km đi qua 2 xã là Đại Thành và Tân Thành, tuyến dân cư vượt lũ Cái Côn có hệ thống giao thông hoàn chỉnh với 12 cầu và 1 cống đang sử dụng tốt. Với hệ thống giao thông đồng bộ thuận lợi, nằm sát bên trục đường chính, là tuyến đường huyết mạch kết nối vùng sản xuất với đường Quản lộ Phụng Hiệp - Cà Mau, tạo thuận lợi cho việc vận chuyển, tiêu thụ hàng hóa của người dân.
Từ khi hình thành đến nay, tuyến dân cư vượt lũ Cái Côn đã phát huy mạnh mẽ vai trò của mình. Đặc biệt, sau khi các tuyến đường trong khu dân cư được nâng cấp và mở rộng, những căn nhà bị bỏ hoang nhiều năm trước nay đã bắt đầu nhộn nhịp dân cư, đa số bà con có cuộc sống ổn định.
Ông Trần Văn Đức, ngụ ấp Cái Côn, xã Đại Thành, thành phố Ngã Bảy, sinh sống gần 40 năm ở đây và chứng kiến tuyến dân cư vượt lũ từ lúc hình thành, phấn khởi cho biết: “Năm rồi, tuyến đường ở khu dân cư được mở rộng từ 3,5m lên 7m, lại có vỉa hè 4m, quán xá, hàng quán mọc rất nhiều. Bà con địa phương giờ có cuộc sống sung túc hơn mấy năm trước rất nhiều”.
“Đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong khu dân cư vượt lũ được nâng lên rõ rệt, giao thông thuận lợi. Địa phương vận động người dân, doanh nghiệp đóng góp lắp đặt camera trên các tuyến đường giúp an ninh được đảm bảo. Người dân sống dọc các tuyến đường trồng hoa trước nhà, tạo cảnh quan sáng, xanh, sạch đẹp; chuyển đổi cây trồng vật nuôi, tăng gia sản xuất, góp phần đưa thành phố Ngã Bảy phát triển kinh tế - xã hội”, ông Hồ Văn Điền, Phó Chủ tịch UBND xã Đại Thành, thành phố Ngã Bảy, thông tin.
Bên cạnh đó, phát huy thế mạnh nông nghiệp sẵn có, thành phố Ngã Bảy chủ trương phát triển kinh tế kết hợp du lịch nông nghiệp. Có thể kể đến làng hoa cặp theo sông Cái Côn, du lịch vườn chôm chôm 9 Hùng, 7 Liễu,… Tất cả hứa hẹn trở thành địa điểm dừng chân của du khách trong và ngoài tỉnh, tạo đà phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho lực lượng lao động tại chỗ của địa phương.
Hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu
Hậu Giang hiện có 15 cụm tuyến dân cư, với tổng số hơn 3.400 nền nhà, giải quyết nhu cầu cho các hộ dân đang sinh sống tại những khu vực có nguy cơ sạt lở với tổng mức đầu tư hơn 64 tỉ đồng.
Khi phóng viên đến khảo sát thực tế, nhiều người đã không khỏi chạnh lòng vì đã nhiều năm vào sống trong khu dân cư vượt lũ mà cơ sở hạ tầng vẫn thiếu thốn, chật vật kế sinh nhai. Có người chọn ở lại, nhưng cũng có người chọn ra đi, góp vào bức tranh ly hương đã buồn nay càng ảm đạm.
Đau ở đâu thì chữa ở đó, các cụm, tuyến dân cư vùng vượt lũ không có lỗi. Còn người dân, họ cũng không thể bó chân chịu chết khi không có kế mưu sinh. Nếu trước đây, bà con mơ ước an cư lạc nghiệp thì giờ an cư đã có, còn lạc nghiệp vẫn còn là bài toán cần lời giải.
Ông Nguyễn Công Tâm, Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh, chỉ ra rằng do điều kiện, tập quán mưu sinh gắn liền với nghề ở sông nước cho nên khi di dời vào khu dân cư vượt lũ người dân không có việc làm ổn định. Điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong các cụm, tuyến dân cư vượt lũ chưa đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của người dân nên khiến nhiều hộ không mặn mà gắn bó.
Những kỳ vọng mới
Trước mong mỏi chính đáng đó, những tín hiệu tích cực đã bắt đầu mở ra. Bộ Xây dựng đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách thuộc Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ ĐBSCL với nhiều ưu đãi cho người dân. Cùng với đó, chính quyền các địa phương cũng đang tranh thủ mọi nguồn lực để thu hút các nhà đầu tư đến với tỉnh, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, đẩy mạnh đào tạo nghề theo nhu cầu tại chỗ để bà con không còn phải tha phương cầu thực như trước.
Ông Nguyễn Công Tâm, Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Hậu Giang, cho biết: Hiện tại, Chính phủ đã có hướng dẫn giải quyết các trường hợp mua bán nhà đối với người dân trong các cụm, tuyến dân cư vượt lũ. Sau khi rà soát lại những trường hợp nào đủ điều kiện theo quy định sẽ tiến hành công nhận chủ mới, còn ngược lại phải thu hồi. Trong thời gian tới, khi lựa chọn các cụm tuyến dân cư, Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan đặc biệt quan tâm về điều kiện hạ tầng kỹ thuật, kết nối hạ tầng xã hội đảm bảo phục vụ tốt cuộc sống người dân.
Tới đây, tỉnh sẽ tổ chức rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch xây dựng, lồng ghép các công trình hạ tầng xã hội phục vụ nhu cầu thiết yếu cho người dân. Cùng với đó, có chính sách hỗ trợ, đào tạo nghề cho người lao động, thu hút các doanh nghiệp sản xuất tham gia, tạo việc làm ổn định cho các hộ dân.
Mong rằng, sau khi đại dịch Covid 19 được kiểm soát tốt, những nỗ lực của các cấp, các ngành sẽ dần có kết quả, cộng với sự chung sức, đồng lòng của bà con sẽ có “một luồng gió mới” thổi qua các cụm, tuyến dân cư vượt lũ ở ĐBSCL như những điều mà chính quyền địa phương đã đề ra. Khi đó, người dân sẽ có việc làm và thu nhập ổn định, yên tâm an cư lạc nghiệp trên chính mảnh đất quê nhà.
NGỌC HƯỞNG - YẾN LINH
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/643b298555.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。