当前位置:首页 > Cúp C2

【bảng xếp hạng union berlin gặp fc köln】Hứa hẹn bước tiến dài trong quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ

hua hen buoc tien dai trong quan he thuong mai viet nam hoa ky

Bà Rena Bitter - Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại TP.HCM phát biểu tại hội thảo. Ảnh: N.H.

Phát biểu tại hội thảo,ứahẹnbướctiếndàitrongquanhệthươngmạiViệtNam–HoaKỳbảng xếp hạng union berlin gặp fc köln ông Trần Ngọc Châu, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt – Mỹ TP.HCM dẫn lời của Đại sữ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius cho biết, thương mại là lĩnh vực thành công nhất sau 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Cụ thể, cách đây 20 năm, thương mại song phương hai nước chỉ khoảng 500 triệu USD thì gần đây đạt 35 tỷ USD và dự kiến trong năm nay sẽ lên đến 40 tỷ USD. Theo ông Châu, mối quan hệ giao thương Việt Nam – Hoa Kỳ đã phản ánh sống động lòng tin của hai nước.

Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại TP.HCM Rena Bitter cũng phát biểu, thời điểm hiện tại là giai đoạn sôi động trong quan hệ song phương hai nước. Sự kiện Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Hoa Kỳ và hội kiến với Tổng thống Barrack Obama là minh chứng cho những thành tựu ngoại giao song phương của hai nước. Theo bà Rena Bitter, sắp tới, sự hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ được nâng lên tầm cao mới khi Đại học Fullbright Việt Nam được khai trương, hứa hẹn sẽ là trường đại học phi chính phủ, phi lợi nhuận theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ đầu tiên ở Việt Nam.

Tại hội thảo, ông Lương Văn Tự, nguyên Trưởng đoàn đàm phán WTO của Việt Nam đã điểm lại những dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Theo đó, năm 2000, Việt Nam và Hoa Kỳ ký Hiệp định thương mại có giá trị 3 năm. Về hàng hóa đã đàm phán cắt giảm gần 300 dòng thuế nhập khẩu. Hàng năm Quốc hội Hoa Kỳ vẫn phải biểu quyết thông qua tạm thời bỏ cấm vận theo luật Jackson Vanik. Đây được coi là hòn đá tảng trong quan hệ thương mại 2 nước theo cách nói của các quan chức Hoa Kỳ.

Năm 2006, Việt Nam và Hoa Kỳ lại ký Hiệp định song phương gia nhập WTO. Hiệp định này đàm phán và cam kết cắt giảm trên 10.000 dòng thuế nhập khẩu; bỏ hạn ngạch dệt may; Quốc hội Hoa Kỳ mất 2 phiên họp mới bỏ phiếu thông qua việc bỏ luật Jackson Vanik và từng bước Hoa Kỳ sẽ công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam.

Nhờ hai Hiệp định thương mại và bỏ lệnh cấm vận thương mại hoàn toàn mà thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ có bước nhảy vọt. Hoa Kỳ trở thành nước xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam.

Đứng ở góc độ doanh nghiệp, ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Tập đoàn Tôn Hoa Sen dự báo, 20 năm tới Hoa Kỳ vẫn sẽ giữ vị trí là thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam và Hoa Sen sẽ là một trong những thương hiệu hàng đầu đưa hàng công nghiệp Việt Nam vào Mỹ. Ông Vũ tự tin rằng thị trường Hoa Kỳ sẽ đón nhận sản phẩm công nghiệp Việt Nam trong tương lai gần.

Ở góc nhìn thận trọng hơn, Ông Phạm Phú Ngọc Trai, CEO đầu tiên của Pepsico Việt Nam và là Chủ tịch công ty Hội Nhập toàn cầu (GIBC) cho rằng cơ hội đến từ TPP rất nhiều và rất lớn nhưng vẫn không ít thách thức. “Thách thức lớn nhất nằm ngay trong nguyên tắc hàng đầu của TPP, đó là cạnh tranh bình đẳng. Nhưng đó sẽ là cuộc chơi không bình đẳng giữa các nền kinh tế không ngang nhau” - ông Trai giải thích.

分享到: