游客发表
发帖时间:2025-01-11 05:59:40
Mỹ ngày 27-11 nói họ không chấp nhận bản đồ mới “gây tranh cãi” mà Trung Quốc in lên hộ chiếu của nước này,ỹkhocircngthừanhậnquotlưỡibogravequottrecircnhộchiếuTrungQuốkết quả đá bóng ngoại hạng anh trong bối cảnh hàng loạt quốc gia, vùng lãnh thổ phản ứng và từ chối thị thực.
Hành động đơn phương của Bắc Kinh với việc in đường lưỡi bò trên biển Đông và điều chỉnh các ranh giới lãnh thổ tranh chấp với Ấn Độ đã gây tranh cãi lớn trong khu vực.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland - Ảnh: blogspot.com |
“Chúng tôi không thừa nhận. Lập trường của chúng tôi về biển Đông, như quý vị đã biết, là tiếp tục coi các vấn đề này cần sự thương lượng giữa các bên liên quan, giữa ASEAN và Trung Quốc, và quý vị hiểu rằng một tấm hình trên hộ chiếu không thể thay đổi điều đó”, báo Mỹ USA Todaydẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland nói trong một cuộc họp báo thường ngày.
Trả lời những câu hỏi liên quan tới vấn đề này, bà Nuland nói bà hiểu cần có những tiêu chuẩn quốc tế cơ bản được tuân thủ với một hộ chiếu. “Quý vị cũng biết những bản đồ mơ hồ không phải là một phần của hộ chiếu - bà Nuland nói - Xét ở khía cạnh vấn đề kỹ thuật pháp lý thuần túy, tấm bản đồ đó không nói lên bất cứ điều gì về việc hộ chiếu có giá trị để được cấp thị thực vào Mỹ hoặc cho phép vào Mỹ hay không…”.
“Tôi không chắc liệu chúng tôi có cơ hội thảo luận việc này với phía Trung Quốc hay không. Thành thật mà nói, lần đầu tiên chúng tôi chú ý tới vấn đề này là vào cuối tuần rồi, khi những hộ chiếu này bắt đầu bị hàng loạt nước từ chối - bà Nuland nói - Nếu tấm bản đồ bị coi là khiêu khích ở một số nước, chúng tôi sẽ trao đổi với nhau về vấn đề này”.
Ngày 24-11, báo India Timescho biết chính quyền Ấn Độ cũng đã xúc tiến việc in bản đồ theo cách giải thích của họ lên hộ chiếu của khách nhập cảnh từ Trung Quốc. “Chúng tôi bắt đầu cấp thị thực kèm bản đồ Ấn Độ như chúng ta vẫn biết”, AFP dẫn lời một quan chức ngoại giao Ấn Độ giấu tên.
Trong bản đồ trên hộ chiếu Trung Quốc, hai khu vực Arunachal Pradesh và Aksai Chin mà Ấn Độ tuyên bố chủ quyền được vẽ lại như một phần lãnh thổ Trung Quốc.
(Theo TTO)
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接