Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) phát biểu tại phiên họp. >> Bộ máy ngày càng tăng,Đạibiểukiếnnghịnhiềubấtcậptrongchínhsáchmiễngiảmthuếkết quả trận midtjylland chi tiêu không thể cắt giảm
Không ban hành chính sách nếu không đảm bảo nguồn lực Tại phiên thảo luận, các đại biểu cơ bản nhất trí với báo cáo quyết toán NSNN năm 2015, báo cáo thẩm tra và báo cáo của Kiểm toán Nhà nước. Theo đại biểu Dương Xuân Hoà (Lạng Sơn), công tác xây dựng dự toán NSNN năm 2015 đã tiến bộ nhiều, khắc phục cơ bản những mặt hạn chế so với trước đây. Việc thực hiện chính sách tài khóa được bảo đảm thực hiện chặt chẽ, thu NSNN vượt dự toán được giao. Cơ cấu thu được điều chỉnh theo nguyên tắc ngày càng ổn định, vững chắc. Nhiệm vụ chi NSNN được chỉ đạo quán triệt, thống nhất thực hiện theo nghị quyết của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp… Đại biểu Phạm Đình Toản (Hưng Yên) cho rằng, trong điều kiện giá dầu giảm, nhưng thu NSNN vẫn vượt 9,6% là chỉ tiêu tích cực thể hiện cố gắng của Chính phủ, ngành Tài chính, các bộ, ngành địa phương…. Nếu không có tăng thu thì tỷ lệ bội chi ngân sách còn lớn hơn tỷ lệ đề nghị quyết toán 6,28%. Trong đó, thu từ nội địa ngày càng lớn thể hiện yếu tố tích cực. Tuy nhiên, đại biểu cũng đề nghị cần tính đến khả năng nuôi dưỡng nguồn thu, chẳng hạn khoản tăng thu từ sử dụng đất là 29.994 tỷ đồng, đây không phải là yếu tố bền vững. Bên cạnh những kết quả tích cực, các đại biểu cũng chỉ ra công tác thu chi NSNN năm 2015 vẫn còn những mặt hạn chế mà trong cả thời kỳ kế hoạch 2011 - 2015 đều đã phân tích nêu ra nhưng chưa có bước đột phá khắc phục. Cụ thể, ĐB Phạm Đình Toản chỉ ra rằng trong quyết toán chi, các khoản chi sai, chi vượt, chi không đúng mục đích vẫn còn nhiều, sai phạm thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản vẫn diễn ra. Mặt khác, Chính phủ cần kiên quyết hơn trong việc không ban hành chính sách, chế độ khi không có nguồn lực bảo đảm thực hiện, cắt giảm đầu tư vào các dự án kém hiệu quả, dở dang chuyển tiếp, kéo dài để tập trung nguồn lực cho các nhiệm vụ trọng yếu. Đề nghị xem xét loại bỏ các khoản tạm ứng, khoản vay nước ngoài về cho vay lại nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền quyết định, chưa đủ thủ tục quyết toán. Chính sách miễn, giảm thuếđược áp dụng quá nhanh, phạm vi rộng Đối với chính sách thu, ĐB Vũ Thị Lưu Mai (TP Hà Nội) lưu ý về những bất cập, hạn chế trong các chính sách miễn, giảm thuế. Theo đại biểu, việc miễn, giảm đã được ban hành với tốc độ khá nhanh, phạm vi khá rộng và đối tượng miễn, giảm thì ngày một tăng. Hiện nay, theo thống kê của tổ chức Oxfam thì trên toàn quốc chúng ta có khoảng 30 lĩnh vực khuyến khích đầu tư, 27 lĩnh vực thuộc diện đặc biệt khuyến khích đầu tư. Có 53/64 tỉnh thành phố có huyện, xã thuộc địa bàn khuyến khích đầu tư, trong đó có áp dụng quy định về miễn giảm thuế. Ngoài ra, chúng ta có 300 khu kinh tế, khu công nghiệp đang áp dụng chính sách miễn giảm thuế. Ngay tại Kỳ họp thứ 3 và 4, Quốc hội đã xem xét thông qua và chuẩn bị thông qua nhiều đạo luật, trong đó có quy định chính sách miễn, giảm thuế, đó là hàng loạt các dự án luật, như dự án Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Đường sắt (sửa đổi), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Nghị quyết về xử lý nợ xấu, Luật Thủy lợi, Luật Du lịch, Luật Thủy sản, Luật Bảo vệ rừng… tất cả những đạo luật này đều chứa đựng quy định miễn, giảm thuế và cơ chế tài chính đặc thù. Một bất cập nữa được đại biểu nêu là tình trạng lồng ghép các chính sách xã hội và chính sách thuế đang khá phổ biến. Công cụ thuế được sử dụng như một công cụ hữu hiệu để giải quyết những vấn đề mang tính xã hội, điều này làm mất đi tính trung lập của thuế, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, đại biểu nhận xét. Bên cạnh đó, các quy định về miễn, giảm thuế chưa mang tính hệ thống. Hiện nay ngoài các đạo luật về thuế, quy định về miễn, giảm thuế, rất nhiều đạo luật khác cũng quy định, như Luật Đất đai, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Bảo vệ môi trường, điều này làm ảnh hưởng đến tính hệ thống của các quy định này. Thực trạng này đã làm phát sinh một số bất cập, cụ thể là việc miễn giảm thuế trên diện rộng trong thời gian dài sẽ tác động phần nào đến thu NSNN. Theo ước tính của Chính phủ, hiện nay cứ giảm 1% thuế suất thuế TNDN đồng nghĩa với việc chúng ta giảm thu từ NSNN 6.000 tỷ đồng. Từ năm 2008 đến nay chúng ta đã áp dụng liên tục 6 nghị quyết của Quốc hội về miễn, giảm thuế và cũng tác động phần nào đến thu ngân sách. Việc miễn, giảm thuế cũng góp phần làm giảm tỷ lệ động viên vào NSNN. Nếu như trong năm 2011 tỷ lệ huy động vào ngân sách đạt 26%, đến năm 2015 tỷ lệ chỉ còn 23,8%. Nếu so sánh giai đoạn 2006 đến 2010 tỷ lệ động viên từ thuế phí đạt 24,9% đến 2011 - 2015 chỉ còn 20,9% và không đạt được mục tiêu đề ra là từ 22 - 23% và nếu so sánh với các nước trong khu vực như là Thái Lan, Lào, Malaysia, tỷ lệ của chúng ta thấp hơn rất nhiều. “Qua giám sát thực tế tại nhiều địa phương cũng rất trăn trở, chính sách miễn, giảm thuế cũng tác động phần nào đến thu ngân sách tại địa phương”, đại biểu cho biết. Hạn chế tối đa lồng ghép chính sách xã hội vào chính sách thuế Bên cạnh đó, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai cũng cho rằng nếu chúng ta tiếp tục thực hiện chính sách miễn, giảm thuế sẽ không bảo đảm tính thống nhất với những chính sách vừa ban hành. Cụ thể tại Nghị quyết 15 của Quốc hội về kế hoạch tài chính 5 năm cũng đã nêu rõ nhiệm vụ thu hẹp diện miễn, giảm thuế, hạn chế tối đa việc lồng ghép các chính sách xã hội trong các luật về thuế, rà soát chính sách ưu đãi ảnh hưởng đến thu ngân sách. Về mặt xã hội, việc miễn, giảm thuế trong một số trường hợp cũng tạo tâm lý chưa thực sự bình đẳng giữa người được miễn, giảm và đối tượng không được miễn, giảm, trong nhiều trường hợp cũng gây tâm lý cạnh tranh chưa thực sự bình đẳng. Theo đại biểu, nên hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội trong chính sách thuế. Trong trường hợp cần thiết phải giải quyết vấn đề mang tính xã hội thì nên áp dụng chính sách chi ngân sách trực tiếp thay vì miễn giảm thuế. Đối với các cơ quan của Quốc hội, khi xem xét thông qua các dự án liên quan đến miễn giảm thuế cũng có cân nhắc để đảm bảo tính hợp lý. “Cuối cùng tôi vẫn luôn khẳng định việc miễn giảm thuế trong nhiều trường hợp là thực sự cần thiết và có hiệu quả. Tuy nhiên, cũng đã đến lúc chúng ta cần phải rà soát một cách tổng thể để làm sao chính sách miễn giảm phát huy hiệu quả đích thực. Bên cạnh nhiệm vụ thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, nhiệm vụ của chính sách miễn giảm thuế và nhiệm vụ của thuế vẫn phải là nuôi dưỡng nguồn thu, tạo sự ổn định cho NSNN, đảm bảo tính minh bạch công bằng và phù hợp với thông lệ quốc tế”, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai kết luận. H.Y |