当前位置: 当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【soi kèo racing club】BOT giao thông: Không cẩn thận là “vỡ trận” 正文

【soi kèo racing club】BOT giao thông: Không cẩn thận là “vỡ trận”

2025-01-25 23:31:34 来源:Empire777 作者:Cúp C1 点击:395次

bot giao thong khong can than la vo tran

Ảnh: ST.

Xã hội “kêu đau”

bot giao thong khong can than la vo tran
BOT là một công cụ hiệu quả để phát triển kinh tế nói chung. Việt Nam cần BOT nhưng không nhìn nhận rõ thì có thể sẽ thất bại trong thời gian tới”.
bot giao thong khong can than la vo tran

Chuyên gia ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu

Trong điều kiện nguồn vốn ngân sách hạn hẹp,ôngKhôngcẩnthậnlàvỡtrậsoi kèo racing club thu hút đầu tư hạ tầng giao thông theo hình thức BOT đã, đang và sẽ còn cần thiết. Suốt nhiều năm qua, hình thức đầu tư này đã đem đến những lợi ích thiết thực, làm đổi thay đáng kể bộ mặt hạ tầng giao thông Việt Nam. Tuy nhiên, khi đem lên “bàn cân” so sánh, cái được từ BOT dường như đang dần nhỏ lại so với cái mất. Những méo mó trong đầu tư BOT giao thông gây ra hàng loạt hệ lụy, mà biểu hiện rõ ràng là sự phản ứng của chính người dân, nơi xuất hiện các trạm thu phí BOT.

Rải rác trước đó, việc người dân địa phương tụ tập chặn phương tiện qua trạm thu phí BOT, từ chối sử dụng công trình đầu tư theo hình thức BOT mà tiếp tục dùng công trình cũ đã xảy ra ở nhiều nơi. Điển hình như, người dân bao vây chặn đường lưu thông phương tiện tại trạm thu phí BOT Quốc lộ 6 (Xuân Mai - Hòa Bình) nhằm phản đối mức phí cao, hay người dân chặn cầu Hạc Trì (Phú Thọ), kiên quyết không chạy qua cầu này mà kiên trì đi trên cây cầu Việt Trì cũ…

Đáng chú ý, những ngày gần đây, việc lái xe trả tiền lẻ khi qua trạm BOT liên tục xuất hiện tại nhiều địa phương nhận được sự chú ý của đông đảo dư luận xã hội. Tình trạng này tái diễn từ trạm thu phí tại Bến Thủy (Hà Tĩnh), trạm thu phí Cai Lậy (Tiền Giang) rồi đến trạm thu phí BOT số 1 Quốc lộ 5 (Hưng Yên). Ngay ngày 9/9 vừa qua, nhiều tài xế lại đồng loạt dùng tiền lẻ với các mệnh giá 200, 500 đồng để trả phí đường bộ tại trạm BOT đường tránh Biên Hòa (xã Trung Hòa, huyện Trảng Bom, Đồng Nai) gây tắc nghẽn giao thông.

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải TP. Hà Nội, người đã dành khá nhiều thời gian nghiên cứu, tìm hiểu về các dự án BOT giao thông, cho hay: Tình trạng dùng tiền lẻ khi qua trạm BOT không vi phạm pháp luật, song hệ quả từ hành động này là gây ùn tắc giao thông. Phản ứng của người dân dùng tiền lẻ khi qua trạm BOT là cách họ thể hiện sự bức xúc của mình khi đã không còn cách làm nào khác.

Theo luật sư Nguyễn Tiến Lập, Văn phòng Luật sư NHQuang và Cộng sự: “Việc quản lý các dự án BOT giao thông hiện nay quá yếu kém. Hành động trả tiền lẻ khi qua trạm BOT nhìn qua tưởng đơn giản nhưng thực sự khá nghiêm trọng. Đó có thể coi là biểu hiện xã hội kêu đau do những hệ lụy từ chính sách”.

bot giao thong khong can than la vo tran

Việc điều chỉnh, thậm chí di dời các trạm thu phí BOT bất hợp lý là điều cần thiết. Ảnh: Nguyễn Thanh​​​.

Hệ lụy khôn lường

Theo một số chuyên gia, nếu không xử lý thỏa đáng, BOT giao thông có thể sẽ “vỡ trận”, những điểm nóng biến thành “bom nổ chậm” gây ra không ít hệ lụy khôn lường. Có vị chuyên gia phân tích: BOT giao thông hiện đang bị méo mó bởi những đặc quyền đặc lợi. Những DN sân sau chiếm lấy dự án “béo bở”, đứng trên pháp luật mà “bóc lột” người dân. Đây là nguyên nhân chính khiến người dân phản ứng ngày càng nhiều, tụ tập đông người quanh các trạm BOT gây mất an ninh xã hội. Không giải quyết được, tình trạng đối đầu sẽ thực sự hình thành, đầu tiên là đối đầu giữa người tham gia giao thông với DN BOT và nguy hiểm hơn là nâng lên thành đối đầu giữa người dân và Chính phủ.

Liên quan tới vấn đề này, chuyên gia ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cho biết thêm: Với các dự án BOT giao thông, khi Chính phủ không có một giải pháp xử lý hiệu quả, những chương trình đầu tư theo hình thức BOT giao thông trong tương lai sẽ gặp trở ngại khi người dân phản đối, nhà đầu tư ngần ngại về lợi nhuận…

Ở thời điểm hiện tại, mấu chốt không phải là cố gắng quy kết trách nhiệm cho ai, đơn vị nào mà là giải quyết “con bệnh” BOT giao thông thế nào cho thỏa đáng, kịp thời, ổn định dư luận. Nhiều quan điểm nhìn nhận, trước mắt sai ở đâu thì sửa ở đó. Ngoài điều chỉnh mức phí các trạm BOT cho hợp lý, áp dụng chế độ thu phí không dừng cho minh bạch, việc di dời, thay đổi các trạm BOT bất hợp lý là điều cần thiết. Ở góc độ Quốc hội, nếu đã tham gia giám sát việc đầu tư BOT giao thông thì phải có phiên tranh luận về vấn đề này, làm sáng tỏ khía cạnh chính sách. Trước đó, các ủy ban Quốc hội có thể tổ chức điều trần nhằm mục đích các bên liên quan có dịp bày tỏ tiếng nói, quan điểm. Nếu cần, Quốc hội có thể ban hành Nghị quyết để xử lý triệt để.

Theo ông Hoàng Ngọc Giao, Tổng giám đốc Công ty Luật Hoàng Giao và Cộng sự: Vấn đề mấu chốt ở đây chính là ở tầm chính sách pháp luật. Các chính sách đầu tư liên quan tới BOT cần chặt chẽ hơn. BOT hay BT (Xây dựng-Chuyển giao) chỉ là dạng thức cụ thể. Việt Nam cần xây dựng một luật riêng về PPP (Hợp tác công tư) nói chung để quản lý, tránh những sai phạm như đã có.

Góp thêm “liều thuốc” chữa bệnh cho “con bệnh” BOT giao thông, luật sư Nguyễn Tiến Lập cho rằng: Phải nhận thức lại về PPP nói chung, BOT nói riêng, đưa ra điều chỉnh chính sách. Nhiều nước trên thế giới khi đầu tư BOT có cơ quan chuyên trách riêng. Các trung tâm thông tin của Chính phủ luôn công khai tất cả thông tin về những dự án BOT như hình thức đấu thầu, giá phí… Nhờ vậy, dự án BOT được giám sát minh bạch, hiệu quả. Về lâu dài, đây là cách mà Việt Nam cần nghiên cứu, học hỏi.

作者:La liga
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜