当前位置:首页 > World Cup > 【tỷ số biti's】Dự án nhiều kỳ vọng giúp tận dụng và tối ưu hóa dưa lưới

【tỷ số biti's】Dự án nhiều kỳ vọng giúp tận dụng và tối ưu hóa dưa lưới

2025-01-29 07:23:21 [Cúp C2] 来源:Empire777

/uploads/Audio/News/2024/09/12/182724Dự án nhiều kỳ vọng giúp tận dụng và tối ưu hóa dưa lưới.mp3

Với việc chuyển giao quy trình công nghệ chế biến các sản phẩm từ dưa lưới,ựnnhiềukỳvọnggiptậndụngvtốiưuhadưalướtỷ số biti's Dự án “Xây dựng mô hình, chuyển giao công nghệ sản xuất dưa lưới trong nhà màng và chế biến đa dạng hóa sản phẩm từ trái dưa lưới tại Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang” đang góp phần tối ưu hóa loại trái này.

Dự án được kỳ vọng tận dụng tối đa sản phẩm trái dưa lưới tươi của doanh nghiệp.

Giải quyết được thực trạng thương lái không mua hoặc mua giá rẻ

Dự án “Xây dựng mô hình, chuyển giao công nghệ sản xuất dưa lưới trong nhà màng và chế biến đa dạng hóa sản phẩm từ trái dưa lưới tại Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang”, là nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2021, do kỹ sư Trần Kỷ Nguyên làm chủ nhiệm, Ban Quản lý Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang là cơ quan chủ trì, đã cụ thể hóa sự quan tâm, trợ lực của tỉnh với loại cây trồng đầy triển vọng này.

Từ thực trạng của Hợp tác xã dưa lưới Ngọc Thành, ở ấp Phước Thạnh, xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, trung bình mỗi tháng, hợp tác xã cung cấp từ 9 đến 10 tấn dưa lưới các loại cho thị trường. Do sản xuất theo hướng VietGAP, chủ yếu sử dụng phân bón hữu cơ, nên có khoảng 15% trái dưa lưới tươi của hợp tác xã chưa được thương lái thu mua, hoặc thu mua với giá rẻ, cần tận dụng để chế biến đa dạng hóa.

Đây cũng là thực trạng chung của nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã và nông hộ trồng dưa lưới trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, dự án không chỉ tiếp nhận, hoàn thiện quy trình sản xuất dưa lưới trong nhà màng phù hợp với điều kiện của tỉnh, mà còn tiếp nhận và hoàn thiện quy trình chế biến 2 sản phẩm là dưa lưới sấy dẻo và rượu vang dưa lưới. Chuyển giao các quy trình trên cho Hợp tác xã dưa lưới Ngọc Thành để tiến hành sản xuất thử nghiệm.

Bà Trần Thị Út, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Hợp tác xã dưa lưới Ngọc Thành, chia sẻ: “Chúng tôi kỳ vọng qua việc tham gia dự án có thể tận dụng được trái dưa lưới loại 3 hoặc trái có dấu để chế biến dưa lưới sấy dẻo và rượu vang dưa lưới. Nhờ đó, thay vì bỏ đi hoặc bán rất rẻ thì có thể thu lại vốn hoặc có được chút lợi nhuận từ những trái này. Tôi cũng mong muốn có thể phát triển thêm sản phẩm OCOP từ dưa lưới sấy dẻo, rượu vang dưa lưới do hợp tác xã sản xuất”.

Sẽ hoàn thành và nghiệm thu vào đầu năm 2025

Triển khai dự án, ban chủ nhiệm đã tiếp nhận quy trình chế biến dưa lưới sấy dẻo do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu và chuyển giao; quy trình chế biến rượu vang dưa lưới do Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ sinh học, Trường Đại học Cần Thơ nghiên cứu và chuyển giao. Tiến hành hoàn thiện tại Ban Quản lý Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang và sản xuất thử nghiệm tại Hợp tác xã dưa lưới Ngọc Thành.

Ông Nguyễn Việt Triều, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang, cho biết: “Bên cạnh việc chuyển giao công nghệ các quy trình sản xuất dưa lưới trong nhà màng, chế biến dưa lưới sấy dẻo và rượu vang dưa lưới cho Hợp tác xã dưa lưới Ngọc Thành, chúng tôi còn hỗ trợ 50% nguyên vật liệu thực hiện dự án. Về phía hợp tác xã, cam kết đảm bảo cơ sở vật chất và đối ứng 50% vốn để thực hiện các nội dung theo thuyết minh dự án. Đồng thời cử nhân sự tham gia thực hiện theo hướng dẫn của dự án”.

Qua quá trình nghiên cứu, dự án tìm ra được nhiệt độ sấy, thời gian sấy phù hợp với sản phẩm dưa lưới sấy dẻo. Xác định loại men, nhiệt độ ủ và hàm lượng đường phù hợp để chế biến rượu vang dưa lưới. Ban chủ nhiệm dự án còn đề xuất ý tưởng chế biến thêm bột dưa lưới hòa tan, kẹo dưa lưới, chiết xuất hương liệu dưa lưới,… Từ đó, đa dạng hóa các sản phẩm từ trái dưa lưới để giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa và có thêm thu nhập từ loại trái này.

Dự kiến, dự án “Xây dựng mô hình, chuyển giao công nghệ sản xuất dưa lưới trong nhà màng và chế biến đa dạng hóa sản phẩm từ trái dưa lưới tại Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang”, sẽ hoàn thành và nghiệm thu vào đầu năm 2025. Kết quả dự án sẽ tiếp tục được chuyển giao và nhân rộng để phát huy giá trị trái dưa lưới trên địa bàn tỉnh.

Dưa lưới là một loại trái cây thơm ngon, có hàm lượng dinh dưỡng cao, với nhiều lợi ích cho sức khỏe như giúp tăng cường thị lực, củng cố miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa, chống mất nước, chống oxi hóa, kiểm soát huyết áp,… Đây cũng là loại cây không còn xa lạ trên đất Hậu Giang, khi đã được trồng ở một số địa phương như thị xã Long Mỹ, huyện Long Mỹ, huyện Châu Thành, huyện Phụng Hiệp,...

 

ĐANG THƯ

(责任编辑:Cúp C1)

推荐文章
热点阅读