Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung và tỉnh Bến Tre nói riêng sở hữu điều kiện thiên nhiên ưu đãi,ômchômBếnTređượcbảohộchỉdẫnđịalýkết quả ligue do đó rất thuận lợi cho nhiều loại trái cây đặc sản phát triển. Trong đó nổi bật là các loại trái cây như dừa, sầu riêng, măng cụt, bưởi, chôm chôm...
Do đó, từ năm 2001, tỉnh Bến Tre đã tổ chức lễ hội đặc sản trái cây và tổ chức thường niên 1 lần/năm. Một trong những sản phẩm chủ lực góp phần tạo nên thành công của lễ hội là quả chôm chôm Bến Tre.
Lịch sử về cây chôm chôm tại tỉnh Bến Tre được hình thành từ một quá trình lâu dài. Từ năm 1912-1975, quận Chợ Lách tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) đã trồng khoảng 300 ha cây chôm chôm. Từ năm 1987, tỉnh Bến Tre phát triển mạnh diện tích trồng cây chôm chôm với giống chủ lực là giống Java.
Hiện toàn tỉnh Bến Tre có trên 5.500 ha cây chôm chôm, chiếm khoảng 70% diện tích chôm chôm của cả vùng ĐBSCL, trong đó diện tích cho thu hoạch 5.100 ha, năng suất 21,9 tấn/ha, sản lượng hàng năm đạt gần 112 ngàn tấn. Một số vùng sản xuất tập trung đã được hình thành để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế, tạo được sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao như Sơn Định, Vĩnh Bình (Chợ Lách), Tiên Long (Châu Thành).