您的当前位置:首页 > World Cup > 【kết quả celta】Không nên mở rộng diện tích trồng thanh long 正文

【kết quả celta】Không nên mở rộng diện tích trồng thanh long

时间:2025-01-11 08:44:24 来源:网络整理 编辑:World Cup

核心提示

Thanh long được người dân trên địa bàn tỉnh trồng từ nhiều năm nay, bởi không chỉ dễ trồng, tận dụng kết quả celta

Báo Cà MauThanh long được người dân trên địa bàn tỉnh trồng từ nhiều năm nay, bởi không chỉ dễ trồng, tận dụng diện tích đất trống mà còn góp phần tăng thu nhập đáng kể. Thế nhưng, gần đây giá cả bấp bênh khiến không ít nông dân gặp khó.

Thanh long được người dân trên địa bàn tỉnh trồng từ nhiều năm nay, bởi không chỉ dễ trồng, tận dụng diện tích đất trống mà còn góp phần tăng thu nhập đáng kể. Thế nhưng, gần đây giá cả bấp bênh khiến không ít nông dân gặp khó.

Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt, Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau Nguyễn Trần Thức cho biết: “Thanh long không phải là cây trồng chủ lực của tỉnh. Ða số do người dân trồng theo phong trào, diện tích này không nhiều nhưng rải rác nhiều địa phương, rất khó thống kê. Việc thiếu kỹ thuật trồng khiến năng suất, chất lượng không cao nên việc bị ép giá là khó tránh khỏi”.

Ðược “hỗ trợ kỹ thuật” vào tháng 9/2015, gia đình anh Bào Văn Tại, ấp Bình Minh 1, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời thu về trên 20 triệu đồng.

Không khó để tìm được những hộ nông dân trồng cây thanh long, nhưng đa phần chỉ với diện tích vài trăm mét vuông. Nhưng khi hỏi xuất phát từ đâu trồng loại cây này, hầu hết người dân đều trả lời là từ người quen chỉ cách trồng. Chính việc “truyền tai nhau” trong kỹ thuật, thiếu sự định hướng của ngành chức năng nên không ít nông dân phải điêu đứng khi giá thanh long giờ “rẻ như bèo”.

Với diện tích 500 m2, anh Bào Văn Tại, ấp Bình Minh 1, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, trồng khoảng 100 gốc thanh long hơn 4 năm nay. Anh cho biết, được người quen chỉ dẫn, ban đầu mua giống 10.000 đồng/cây, sau đó anh tự để giống trồng vì dễ lấy giống và không tốn quá nhiều công chăm sóc. Sau 8 tháng trồng, anh thu hoạch bán được 15.000-16.000 đồng/kg, nhưng giờ chỉ còn 4.000-5.000 đồng/kg. Anh Tại than: “Tốn hết 12 triệu đồng chi phí đổ trụ, mua giống mà giá giờ rẻ quá, thương lái còn không muốn mua".

Ðồng cảnh ngộ như anh Tại, gia đình anh Phạm Văn Mua, Ấp 6, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, cũng đang khổ sở vì giá cả bấp bênh. Cũng trên diện tích 500 m2, anh Mua tận dụng đất trống của gia đình trồng được 40 gốc thanh long, hơn 3 năm nay nhưng cũng bán đổ bán tháo vì giá rẻ. Anh Mua trần tình: “Trái chín quá nên bán cho rồi, thương lái cứ ép giá, rồi dạt, chẳng thu lại được bao nhiêu”.

Theo Phó Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Trần Văn Thời Ðỗ Văn Sử, xuất phát từ mô hình điểm của Hội Nông dân xã Khánh Hưng, người dân ồ ạt trồng theo. Hiện diện tích người dân trồng gần 22 ha và có khả năng tăng thêm, địa phương không khuyến cáo mở rộng.

Nắm điểm yếu của người dân, thiếu kiến thức, mù mờ kỹ thuật, không ít nhà vườn từ các tỉnh trên không ngần ngại mượn tạm diện tích có sẵn của nông dân để canh tác ăn chia. Một số nông dân cho biết, nhà vườn xuống hỗ trợ kỹ thuật bằng cách chong đèn, bón phân rồi chính họ mua lại với giá cao gấp đôi (20.000-24.000 đồng/kg) nhưng phải ăn chia 5/5 với nông dân.

Anh Tại cũng là một trong số hộ được “hỗ trợ kỹ thuật” cho biết: “Không biết họ làm cách gì mà 100 trụ của gia đình, họ thu hoạch gần 2 tấn thanh long chỉ trong 3 tháng, mỗi trái từ 400-500 gram. Theo quan sát, chỉ thấy họ chong đèn rồi phun nhiều loại thuốc liên tục (được pha sẵn trong chai), 1 lần/tuần, 3 ngày trước khi thu hoạch, họ phun thuốc 1 lần nữa rồi cắt. Tính ra vụ đó tôi lời trên 20 triệu đồng, tăng gấp đôi so với tự trồng, nhưng không biết cây có mất sức hay không”.

Không chỉ riêng gia đình anh Tại, còn rất nhiều hộ dân khác cũng được “hỗ trợ kỹ thuật” tương tự như vậy. Liệu đó có phải là giải pháp hữu hiệu hay chưa? Trả lời vấn đề này, ông Nguyễn Trần Thức cũng lo ngại: “Cà Mau không phải vùng đất chủ lực để trồng cây ăn trái, đất đai nhiễm phèn, không thích hợp để phát triển, nhất là cây thanh long. Hơn nữa, trình độ kỹ thuật của nông dân còn yếu, nên chất lượng, giá thành không thể cạnh tranh với các vùng trên. Việc ồ ạt trồng như hiện nay phải kể đến trách nhiệm của chính quyền địa phương, gần như không khuyến cáo, định hướng, để người dân “tự bơi”, ngành nông nghiệp cũng rất khó quản lý. Những năm qua, ngành cũng đã cảnh báo, không khuyến cáo mở rộng diện tích”.

Ông Nguyễn Trần Thức khuyến cáo bà con không được sản xuất tự phát như đã qua mà phải theo quy hoạch với quy mô tập trung, sản xuất theo nhu cầu thị trường để tránh tình trạng rớt giá như hiện nay./.

Bài và ảnh: Hồng Nhung